Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thâm Canh Sản Xuất Lúa Nước Ở Xã Phước Thắng

Thâm Canh Sản Xuất Lúa Nước Ở Xã Phước Thắng
Publish date: Friday. June 14th, 2013

Được sự hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, từ tháng 4-2012, xã Phước Thắng (Bác Ái) đã triển khai mô hình thâm canh sản xuất lúa nước trên diện tích 20 ha, với sự tham gia của 25 hộ dân. Sau 2 vụ sản xuất, đến nay các hộ dân đã thay đổi được tập quán canh tác lạc hậu, cây lúa cho năng suất, hiệu quả khá, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Phước Thắng là xã miền núi đặc biệt khó khăn, hầu hết là đồng bào dân tộc Raglai, người dân sau khi tái định cư về nơi ở mới vẫn chưa quen với việc cải tạo đất và sản xuất lúa nước.

Chính vì vậy, một thời gian khá dài, đất sản xuất được cấp cho các hộ dân nhưng chủ yếu bỏ hoang, cho thuê, hoặc sản xuất không mấy hiệu quả. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương Hội, Ban Điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh đã giao nguồn vốn để Hội Nông dân xã Phước Thắng thực hiện mô hình thâm canh, sản xuất cây lúa nước. Tổng vốn thực hiện dự án là 400 triệu đồng, trong đó vốn của những hộ tham gia là 100 triệu đồng; vốn vay từ quỹ hỗ trợ Trung ương được phân bổ là 300 triệu đồng, với mức thu phí là 0,9%/tháng.

Trong quá trình triển khai, Hội Nông dân huyện, UBND xã và Hội Nông dân xã thường xuyên phối hợp trong việc tuyên truyền, vận động và cùng các ngành chức năng như Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện mở các lớp tập huấn phổ biến về kỹ thuật thâm canh cây lúa nước, để nông dân áp dụng vào sản xuất, thực hiện dự án có hiệu quả cao nhất.

Ông Trương Thọ Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bác Ái cho biết: Thuận lợi là vùng sản xuất của xã đã chủ động được nguồn nước tưới từ hồ Sông Sắt và người dân đồng thuận tham gia. Tuy nhiên, bước đầu triển khai cũng gặp không ít khó khăn, do đất mới chưa qua cải tạo nên kém màu mỡ, phần người dân chưa quen với sản xuất lúa nước, trình độ thâm canh còn hạn chế.

Kết quả, sau hai vụ thu hoạch, năng suất bình quân đạt từ 3,8 tấn đến 4,2 tấn/ha, cao hơn hẳn so với diện tích không tham gia dự án. Với diện tích 20 ha/25 hộ, qua hai vụ đã cho thu nhập 924 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi hộ thu lợi trên 14,5 triệu đồng. Vì vậy, các hộ đã nộp phí đầy đủ hàng quý, có hộ đã trả dần vào tiền gốc và sang vụ thứ 3 sắp tới sẽ có thêm nhiều hộ trả gốc, để đảm bảo thu hồi vốn khi kết thúc dự án vào tháng 4-2014.

Nhờ tham gia mô hình, nhiều hộ dân có thu hoạch theo mùa vụ ổn định, tích lũy được nguồn vốn, tiếp tục sản xuất các vụ tiếp theo. Qua đợt bình xét hộ nghèo của xã, đã có 3 hộ tham gia dự án được thoát nghèo, tạo được chuyển biến tích cực trong đời sống, nhất là người dân dần biết ứng dụng khoa học-kỹ thuật, lịch thời vụ và cùng học hỏi trao đổi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả sản xuất.


Related news

Được giá, được mùa bí xanh trái vụ Được giá, được mùa bí xanh trái vụ

Bà con nông dân xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ - Hòa Bình) đang thu hoạch bí xanh – một trong những cây họ bầu bí giảm nghèo chủ lực trên vùng đất còn nhiều khó khăn này. Thông thường mọi năm, các hộ chỉ trồng bí vụ đông xuân. Tuy nhiên, gần đây, cây bí xanh được bà con trồng tăng vụ ở vụ hè thu. Đáng mừng là nỗ lực chuyển đổi của bà con đã được bù đắp xứng đáng nhờ bí xanh trái vụ được giá, được mùa. Mới có ít ngày thu hoạch thời điểm trung tuần tháng 8 đã mang về hàng chục triệu đồng cho các hộ, cá biệt có hộ thu trên, dưới 100 triệu đồng.

Tuesday. August 18th, 2015
Trồng cây địa liền ở thôn Nam Hả Trong (Ba Chẽ - Quảng Ninh) Trồng cây địa liền ở thôn Nam Hả Trong (Ba Chẽ - Quảng Ninh)

Nam Hả Trong là thôn có nhiều hộ trồng địa liền của xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh). Kinh tế chủ lực của thôn là phát triển lâm nghiệp, nhưng luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu đất rừng, đã buộc xã Nam Sơn phải có phương án làm sao trên cùng một diện tích đất có thể thu được nhiều nguồn lợi. Một trong những nguồn lợi ấy là trồng cây địa liền xen kẽ trên các diện tích trồng keo.

Tuesday. August 18th, 2015
Hàng ngàn ha mì bị thiệt hại Hàng ngàn ha mì bị thiệt hại

Trên địa bàn huyện chỉ mới xuất hiện những cơn mưa dông đầu mùa, đất chưa đủ độ ẩm nhưng nhiều người dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã ồ ạt xuống giống một số cây trồng vụ mùa; trong đó chủ yếu là cây mì, sau đó gặp nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng ngàn ha mì chết và chậm phát triển vì thiếu nước. Những ngày qua, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa, phần nào giải cơn khát cho cây trồng thì cũng là điều kiện cho các dịch bệnh gây hại cây trồng xuất hiện.

Tuesday. August 18th, 2015
Diện tích mía nguyên liệu giảm trên 600 ha Diện tích mía nguyên liệu giảm trên 600 ha

Ông Hồ Thành Phi, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cho biết: Do hiệu quả kinh tế cây mía thấp, Công ty cổ phần đường Bình Định (BISUCO) thiếu quyết tâm đầu tư nên nông dân trong vùng nguyên liệu mía của huyện đã phá bỏ mía chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, khiến cho diện tích mía nguyên liệu bị giảm mạnh.

Tuesday. August 18th, 2015
Để vụ lúa thành công trên đất tôm Để vụ lúa thành công trên đất tôm

Năm 2014, vụ lúa trên đất nuôi tôm của người dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau tuy không được như mong đợi, nhưng tính hiệu quả bền vững của mô hình sản xuất kết hợp này nhiều năm qua đã khẳng định được vị thế trong lòng người dân ở những vùng chuyển dịch. Chính vì thế, năm 2015, người dân trên địa bàn huyện tiếp tục duy trì và phát triển vụ lúa - tôm.

Tuesday. August 18th, 2015