Thành Công Bước Đầu Với Nghề Nuôi Cá Sấu Thương Phẩm

Hiện nay, lực lượng đoàn viên, thanh niên xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi cá sấu đem lại thành công bước đầu, góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Đây là mô hình nuôi cá sấu thương phẩm của bạn Phan Thương Thơ, đoàn viên chi đoàn ấp Tân Lập được thực hiện vào đầu năm 2013, với số vốn ban đầu khoảng 30 triệu đồng, gồm xây dựng chuồng trại và thả 30 con cá giống. Sau gần 1 năm chăm sóc, tận dụng nguồn thức ăn cá vụng từ xổ vuông, đến nay cá sấu đạt trọng lượng từ 7 - 10kg/con.
Với giá cá thịt hiện nay, trừ chi phí đầu tư Thơ có lãi trên 15 triệu đồng, nhưng nếu tiếp tục nuôi từ 1 năm đến 1,5 năm cá sẽ đạt trọng lượng từ 15 đến 20kg/con. Lợi nhuận thu được trên 40 triệu đồng. Hiện nay nguồn thức ăn từ cá vụng trong vuông còn dư thừa, nên Phan Thương Thơ, tiếp tục mở rộng quy mô, thả nuôi từ 40 đến 60 con.
Đây là một trong những mô hình mới, dễ thực hiện đối với xã Tân Ân Tây và có thể nhân rộng trên địa bàn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và tiến tới xóa đói giảm nghèo cho lao động nông thôn, trong đó có lực lượng đoàn viên, thanh niên.
Related news

Hiền tính, dễ nuôi, phù hợp với điều kiện ở địa phương nên rắn ri tượng là loài động vật đang được người dân trong huyện U Minh lựa chọn để tạo thêm nguồn thu nhập, có không ít hộ giàu lên từ loài vật nuôi này. Hiện nay một số địa phương cũng hình thành tổ nuôi rắn, với quy mô hàng chục hộ liên kết nhau, số lượng rắn lên đến vài trăm con. Việc thành lập tổ nuôi rắn còn giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm và dễ tìm đầu ra với số lượng lớn, giúp người nuôi an tâm.

Tôm thẻ chân trắng rớt giá, dịch bệnh xuất hiện trên diện rộng, tôm xuất khẩu nhiễm dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline… Những vấn đề này hiện thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, người nuôi tôm trên cả nước.

Từ khi còn làm lái xe tắc-xi, rong ruổi khắp nơi, anh Nguyễn Ngọc Thức đã khát khao tìm được việc gì đó để có thể làm giàu trên quê hương mình. Sau một thời gian tìm hiểu, năm 2008, anh quyết tâm kinh doanh mô hình nuôi bồ câu Pháp. Ban đầu, với chút vốn liếng giành giụm được và sự hỗ trợ của gia đình, anh Thức mua 400 cặp bồ câu giống với giá 300.000 đồng/cặp về nuôi thử. Một thời gian sau, thấy có triển vọng, anh quyết định mở rộng kinh doanh, mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn để phát triển con giống.

Vải Lục Ngạn (Bắc Giang) là đặc sản có tiếng, tuy nhiên ngoài việc tiêu thụ trong nước, loại quả này lâu chỉ có Trung Quốc là thị trường chính. Năm nay thời tiết thuận lợi nên năng suất tốt, nhưng đi kèm với đó là nỗi lo được mùa mất giá.

Sáng ngày 24/11/2014, Trạm khuyến nông huyện Châu Phú tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò tại hộ anh Trần Văn Mỹ ấp Mỹ Quí xã Mỹ Phú. Buổi hội thảo có đại diện công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, các ngành chuyên môn của huyện và hơn 50 bà con nông dân trong huyện đến dự.