Xuất Khẩu Khoai Mì Mơ Về Mốc 2 Tỉ Đô La

Hiện sản phẩm từ sắn (khoai mì) và tinh bột khoai mì của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn thế giới và đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường khó tính. Vì thế, nếu có chiến lược đúng đắn, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp này có thể đạt 2 tỉ đô la Mỹ.
Hiệp hội Sắn Việt Nam đã đưa ra thông tin và dự báo trên vào ngày 19-6 khi hiệp hội được thành lập và tiến hành thông qua điều lệ hoạt động.
Theo ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam, hiện thị trường xuất khẩu khoai mì và sản phẩm từ khoai mì của Việt Nam chủ yếu là các thị trường châu Á, trong đó, các thị trường chính bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc….
Tuy nhiên, với hơn 100/300 nhà máy chế biến tinh bột khoai mì đạt tiêu chuẩn quốc tế và nếu Việt Nam mở rộng thị trường sang các nước châu Âu, Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu có thể đạt được 2 tỉ đô la Mỹ/năm.
Hiện Việt Nam có 560.000 héc ta trồng khoai mì các loại, tổng sản lượng đạt gần 9,4 triệu tấn/năm. Theo đó, ngoài việc dùng để đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, phần còn lại làm nguyên liệu dùng cung cấp cho 6 nhà máy sản xuất ethanol để sản xuất xăng sinh học đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Theo đề án phát triển nguyên liệu ethanol sinh học, đến năm 2015, Việt Nam cần 750 triệu lít ethanol, (E10- tỷ lệ 10% ethanol có trong xăng) tương đương 4,2 triệu tấn khoai mì tươi, để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất và vận tải của cả nước.
Tuy nhiên, do khó khăn kinh tế nên một số nhà máy sản xuất ethanol vẫn chưa đi vào hoạt động, một số khác càng sản xuất càng lỗ nên sản phẩm khoai mì lát, tinh bột hiện chủ yếu xuất khẩu sang thị trường châu Á.
Ông Lạng cho biết, do một số nhà máy sản xuất ethanol chưa đi vào hoạt động hoặc mới hoạt động, nhu cầu sử dụng khoai mì để sản xuất ethanol không nhiều nên doanh nghiệp buộc phải tìm đơn hàng xuất khẩu và nhiều cơ hội vẫn đang mở ra cho họ.
"Hiện nhu cầu tiêu thụ khoai mì và sản phẩm từ khoai mì còn rất lớn nên các doanh nghiệp không sợ thiếu đơn hàng để xuất khẩu", ông Lạng nói.
Hiện Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu khoai mì và sản phẩm từ khoai mì chỉ sau Thái Lan.
Năm 2012, Việt Nam xuất hơn 4,2 triệu tấn khoai mì và sản phẩm từ khoai mì với giá trị thu về là 1,35 tỉ đô la mỹ, tăng hơn 57% về lượng và gần 41% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011. Thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan…
Trong 5 tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã xuất khẩu 1,88 triệu tấn khoai mì và sản phẩn từ khoai mì với giá trị 587 triệu đô la Mỹ, giảm 21% về lượng và hơn 16% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Theo Tổng cục Hải qua hiện có ba mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ đô la tính đến hết ngày 15-5 là thủy sản với gần 2 tỉ đô la Mỹ, cà phê gần 1,4 tỉ đô la Mỹ và gạo là hơn 1,12 tỉ đô la Mỹ
Related news

Anh Sa Lê (người dân tộc Chăm ở xóm Chăm Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành) là người đầu tiên ở An Giang thành công với mô hình nuôi le le.

Gạo bao thai của HTX Thương mại dịch vụ và Sản xuất (TMDV&SX) nông - lâm - thuỷ sản Tuấn Hùng, xã Dực Yên (HTX Tuấn Hùng, huyện Đầm Hà, Quảng Ninh) đang ngày càng được nhiều người tiêu dùng và thị trường ưa chuộng.

Chùm ngây thuộc loài đại mộc, cây có thể trồng trong chậu cảnh hoặc ngoài vườn và có thể mọc cao từ 5 đến 10m. Cây sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu.

Hải Phòng đã đưa ra 3 phương án lựa chọn vị trí xây dựng Trung tâm nghề cá tại Thủy Nguyên, đảo Bạch Long Vỹ và đảo Cát Bà.

Nhóm nghiên cứu Hồ Mỹ Hạnh, Trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Cần Thơ và Bùi Minh Tâm, khoa thủy sản, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu đặc điểm hình thái phân loại và định danh cá chành dục phân bố ở tỉnh Hậu Giang nhằm phát triển loài cá này, mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân.