Sâu Cuốn Lá Tấn Công Lúa Đông - Xuân Ở Ba Tri (Bến Tre)

Đây là lời cảnh báo của ông Trần Vũ Thanh - kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần thuốc bảo vệ thực vật An Giang. Ông Thanh cho biết, theo dõi diễn biến sâu bệnh trên trà lúa vụ Đông - Xuân của nông dân huyện Ba Tri (Bến Tre), thấy mật độ bướm nở ngày càng nhiều, nở rộ, gói lứa sâu liên tục.
Từ nay đến trước Tết, nông dân nên thăm đồng thường xuyên, kịp thời phát hiện sâu cuốn lá để phun thuốc đúng lúc. Bên cạnh sâu cuốn lá, nhện gié, rầy nâu cũng xuất hiện với mật độ khá cao (đặc biệt là ở ruộng nếp và lúa thơm). Thăm đồng trong giai đoạn này, nông dân cần quan tâm theo dõi xé đòng đòng đất của cây lúa để biết thời gian bón phân rước đòng. Theo đó, khi thấy đòng đòng đất có kích thước từ 1 đến 1,5mm, bà con bón phân rước đòng ngay với lượng phân cân đối, chú ý tăng cường nhiều kali để giúp cây lúa cứng cáp, khỏe mạnh.
Để đảm bảo cho năng suất cao, theo kỹ sư Thanh, nông dân cần sử dụng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật Amisrat-Top để phòng bốn bệnh khi lúa trổ đòng (đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, vàng lá chín sớm, đốm vằn).
Related news

5 năm qua, mức tăng trưởng bình quân 4,32%/năm, trong đó, sản lượng thủy sản tăng 36,8%, giá trị tăng 53,29% so với năm 2010.

Kỹ thuật ương nuôi siêu thâm canh (Raceway) là biện pháp ương tôm mật độ rất cao (thấp nhất là 2,000 PL12/m3 và cao nhất là 12,000 PL12/m3) trong khoảng thời gian 15 - 30 ngày.

9 tháng, tổng sản lượng thủy sản huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đạt 25.105 tấn, đạt 73,8% kế hoạch năm 2015, bằng 104% so với cùng kỳ.

Suối Tiên chảy qua địa bàn xã Thiện Nghiệp và phường Hàm Tiến (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) từ lâu được du khách ví như chốn “bồng lai tiên cảnh”.

Nuôi tôm thâm canh (còn gọi nuôi công nghiệp) đang phát triển mạnh tại Cà Mau. Trước lợi nhuận mô hình có thể mang lại, nhiều hộ tự ý xé rào nuôi tôm ngoài quy hoạch dẫn đến nhiều hệ lụy.