Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Gạo Ngày Càng Cạnh Tranh Khốc Liệt

Xuất Khẩu Gạo Ngày Càng Cạnh Tranh Khốc Liệt
Publish date: Thursday. November 6th, 2014

Mấy năm gần đây, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và Pakistan là những quốc gia XK gạo chính (chiếm tới 71,81% tổng lượng XK toàn cầu).

Điều này cho thấy các nước XK gạo có xu hướng tập trung và cạnh tranh khốc liệt hơn. Đó là nhận định được đưa ra tại Hội thảo Cấu trúc ngành lúa gạo do Liên minh Nông nghiệp tổ chức mới đây.

Theo TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách kinh tế (VEPR), trưởng nhóm nghiên cứu lúa gạo (Liên minh Nông nghiệp), qua số liệu khảo sát, phân tích cho thấy, mỗi quốc gia XK gạo thường có những thị trường XK chủ yếu của riêng mình và cạnh tranh trong những thị trường XK khác.

Nếu như gạo Ấn Độ thường XK sang Châu Phi (Nigeria, Senegal, Cote d’Ivoire, Benin) và các nước Ả Rập, Hồi giáo (Saudi Arabia, U.A.E, Indonesia) thì Pakistan hướng mạnh đến thị trường Trung Đông, Bắc Âu, Bắc Mỹ và một số nước châu Á khác (Trung Quốc, Bangladesh).

Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia XK gạo nhiều sang châu Á (Trung Quốc, ASEAN), Châu Phi (Nam Phi, Cote d’Ivoire). Tuy nhiên, Thái Lan còn có khả năng thâm nhập được vào các thị trường gạo của các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Canada..., còn Việt Nam lại có thể XK gạo sang các nước thuộc Liên minh châu ÂU (EU).

Hiện có khoảng 50 loại giá quốc tế cho các chủng loại gạo khác nhau. Giá gạo XK được tham chiếu nhiều nhất là gạo Thái 5% tấm. Dù rằng trong ngắn hạn, các chủng loại gạo có thể có biến động giá khác nhau, nhưng người ta thấy giá có xu hướng biến động đồng hướng trong dài hạn.

Hiện gạo thơm có giá cao nhất. Đây là loại gạo phổ biến được XK bởi Thái Lan với tên gọi là Thai Hommali và Ấn Độ với tên gọi Basmati. Tiếp theo là gạo trắng hạt dài chất lượng cao (chứa 5% tấm), rồi đến gạo trắng hạt dài chất lượng thấp (chứa 25% tấm), gạo đồ, và gạo tấm. Gạo thơm của Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu riêng.

Đại diện Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh, áp lực cạnh tranh trong XK gạo thời gian tới sẽ ngày càng khốc liệt, do xuất hiện những quốc gia mới nổi về XK gạo.

Trong số các nước XK truyền thống, Ấn Độ là nước có sự bứt phá mạnh mẽ nhất, với sản lượng XK tăng gần 5 lần, từ mức trên 2,2 triệu tấn tấn trong niên vụ 2009/2010 lên 10 triệu tấn trong niên vụ 2013/2014, trở thành quốc gia XK gạo lớn nhất thế giới. Những năm gần đây, Ấn Độ đã mở rộng thị phần XK gạo sang Nam Phi và có thể cạnh tranh ngang sức với Thái Lan ở thị trường này.

Ở châu Á, Campuchia, Myanmar đang có mức tăng trưởng mạnh về XK gạo và cạnh tranh trực tiếp với các nước XK gạo truyền thống. Campuchia đã tăng sản lượng XK từ mức 750.000 tấn niên vụ 2009/2010 lên mức 1 triệu tấn trong niên vụ 2013/2014. Myanmar cũng tăng gần gấp đôi sản lượng XK từ 700.000 tấn lên 1,3 triệu tấn trong giai đoạn này.

Dự báo đến 2030 nguồn cung gạo thế giới có xu hướng tăng và nhu cầu bắt đầu giảm nhanh. Trung Quốc và châu Phi tiếp tục là các quốc gia NK. Ấn Độ, Myanmar và Campuchia sẽ là những ẩn số ảnh hưởng đến nguồn cung gạo XK trên thế giới. Trong trung hạn, mức độ cạnh tranh giữa các nước XK có khuynh hướng tăng và giá gạo sẽ biến động mạnh hơn các loại ngũ cốc khác.

Trong khi đó, theo Tổ chức FAO, việc các quốc gia có truyền thống NK gạo với số lượng lớn nay có xu hướng giảm, bằng việc đẩy mạnh phát triển sản xuất trong nước nên cũng khiến áp lực cạnh tranh về XK gạo ngày càng gia tăng.

Chính sách này được thực hiện mạnh mẽ nhất ở Philippines và Malaysia. Philippines vốn là nước NK gạo lớn nhất thế giới năm 2010, với mức NK 2,45 triệu tấn, sau đó đã giảm mạnh xuống 1,2 triệu tấn năm 2011 và tăng nhẹ lên 1,5 triệu tấn năm 2012. Indonesia là nước NK gạo lớn nhất vào năm 2011, song đã không NK gạo từ năm 2013. Xu hướng này cũng được nhận thấy rõ ở các nước châu Phi...

Trước thực tế trên, các chuyên gia thuộc Liên minh Nông nghiệp cho rằng, với cấu trúc đặc thù của thị trường lúa gạo Việt Nam, cần làm rõ chính sách lúa gạo Việt Nam hiện nay có đang bị thao túng bởi một số nhỏ các DN XK hay không? Tổ chức Hiệp hội Lương thực VN (VFA) có thực sự đại diện cho lợi ích của ngành lúa gạo Việt Nam hay chưa?

Hơn nữa, tư tưởng coi việc XK gạo với số lượng lớn như một thành tích vẫn đang ngự trị. Trong khi đó, đã đến lúc cần xem xét lại tổng thể vai trò của việc XK gạo trong nền ngoại thương Việt Nam cũng như một động lực tăng trưởng.

Sản phẩm gạo Việt Nam được trợ cấp trong một số khâu đầu vào thiết yếu (thủy lợi, hạ tầng…) nên vấn đề cần đặt ra đối với gạo XK là có nên tiếp tục duy trì tình trạng trợ cấp cho người tiêu dùng nước ngoài hay không? Nếu cần có chiến lược điều chỉnh giảm trợ cấp cho người tiêu dùng nước ngoài đối với gạo XK của Việt Nam thì vấn đề nên được bắt đầu từ đâu? Người nông dân có vai trò, lợi ích, thiệt hại gì trong quá trình này?


Related news

Nhiều Nỗ Lực Để Cây Cam, Quýt “Đạt Ngưỡng” 5.000 Ha Nhiều Nỗ Lực Để Cây Cam, Quýt “Đạt Ngưỡng” 5.000 Ha

Cùng với nhiều sản vật đặc trưng khác, cam sành Hà Giang đã trở nên nổi tiếng trong cả nước, góp phần không nhỏ trong việc tạo thu nhập cho người dân. Theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đến năm 2015 diện tích cây cam, quýt toàn tỉnh đạt 5.000 ha.

Monday. November 17th, 2014
Bắp Cải Vụ Đông Ở Sảng Tủng Bắp Cải Vụ Đông Ở Sảng Tủng

Trồng rau vụ Đông không còn là khái niệm mới ở xã Sảng Tủng, theo cán bộ khuyến nông xã, Hầu Mí Co cho biết: Qua mấy năm trồng rau vụ Đông cho thu nhập khá, bà con trong xã đã nhận thức được giá trị của cây rau vụ Đông nên ngày càng nhiều hộ tham gia trồng rau.

Monday. November 17th, 2014
Đua Nhau Về Đích Xây Dựng Nông Thôn Mới Đua Nhau Về Đích Xây Dựng Nông Thôn Mới

Để hoàn thành kế hoạch của tỉnh là cuối năm nay có 6 xã được công nhận nông thôn mới (NTM), hiện Đảng bộ, chính quyền và người dân của các xã này đang đẩy mạnh thực hiện các công việc còn lại, qua đây tạo phong trào thi đua sôi nổi trước khi về đích NTM ở các địa phương.

Monday. November 17th, 2014
Người Trồng Mía Kêu Cứu Người Trồng Mía Kêu Cứu

Giá mía giảm, tình hình tiêu thụ khó khăn, không ít nông dân lâm vào cảnh nợ nần, nhiều nơi mía đã trổ cờ do quá ngày thu hoạch,... Đó là những khó khăn mà người trồng mía trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Phụng Hiệp nói riêng phải gánh chịu và đang cần sự giúp đỡ từ các ngành chức năng.

Monday. November 17th, 2014
Phát Triển Hậu Cần Nghề Cá, Cần Những Gì? Phát Triển Hậu Cần Nghề Cá, Cần Những Gì?

Sau hơn 2 tháng triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các cấp ngành và địa phương liên quan trong tỉnh đang tích cực vào cuộc nhằm hiện thực hóa những con tàu vỏ thép cho ngư dân. Tuy nhiên hậu cần nghề cá để đội tàu xa bờ vươn khơi hiệu quả còn tồn tại nhiều hạn chế cần kịp thời tháo gỡ.

Monday. November 17th, 2014