Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Bệnh Do Quản Lý

Tôm Bệnh Do Quản Lý
Publish date: Tuesday. November 8th, 2011

Tổng cục Thủy sản cho biết, tính đến ngày 30/9, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại cả nước là 82.000 ha, bằng 294% năm 2010 và cao nhất trong 10 năm qua. Ở ĐBSCL, những tỉnh nuôi tôm nhiều với tỷ lệ nuôi công nghiệp cao, từng thắng lợi trong nhiều năm trước, năm nay cũng bị thiệt hại. Sóc Trăng là tỉnh có diện tích nuôi công nghiệp lớn nhất ĐBSCL với Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh có tiếng về kỹ thuật cao, năm nay thiệt hại gần 70% diện tích thả nuôi. Tỉnh Cà Mau có hơn 8.300 ha tôm bị thiệt hại. Tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Bến Tre cũng bị thiệt hại lớn.

Tôm chết hàng loạt trong năm nay, chủ yếu vì bệnh hoại tử gan tụy, gây ra do thuốc diệt giáp xác, diệt tạp. Tiến sỹ Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2 nói: “Chính thuốc bảo vệ thực vật hoặc hóa chất có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật mà người nuôi dùng để diệt tạp trong ao nuôi đã làm tôm ngộ độc. Tôm bị hoại tử gan tụy từ các loại thuốc này”.

Theo Tiến sỹ Hảo, nồng độ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất chỉ cần 0,01 – 0,001 phần tỷ đã đủ gây bệnh cho tôm. Trong lúc, có ao nuôi tôm bị phát hiện nồng độ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật tới 600 phần tỷ, nghĩa là vượt quá sức chịu đựng của con tôm đến 60.000 – 600.000 lần.

Các địa phương có diện tích tôm nuôi bị thiệt hại đều rất bức xúc trước tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi tôm, nhiều người nói thẳng đó là hành vi “đổ chất độc vào ao tôm”. Hậu quả nghiêm trọng chẳng những gây thiệt hại lớn cho tôm nuôi, làm thiệt hại ngành thủy sản mà còn gây ra nhiều rủi ro cho môi trường sinh thái.

Nhưng bức xúc chính lại tập trung ở vấn đề quản lý nhà nước, chồng chéo và kém hiệu quả. Bà Phạm Thị Thu Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long nói: “Các cơ sở kinh doanh thuốc trị bệnh dành cho thủy sản ở địa phương đang mọc lên như nấm. Thế nhưng, việc kiểm tra, thẩm định chất lượng sản phẩm thì Chi cục Thủy sản ở địa phương không được giao quyền”. Lãnh đạo Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang nói thêm, quản lý môi trường do phòng tài nguyên và môi trường, quản lý thuốc trị bệnh thủy sản do Chi cục Thú y. Còn Chi cục Thủy sản “thực tế không có quyền gì cả”.

Cho nên, nhiều nơi phát hiện được nguyên nhân gây bệnh cho tôm nhưng lãnh đạo các chi cục thủy sản vẫn không biết khắc phục “bắt đầu từ đâu”. Rồi các địa phương hô hào “tăng cường kiểm tra, quản lý các cơ sở kinh doanh thuốc trị bệnh thủy sản” nhưng cơ quan nào tiến hành, quy trình như thế nào, phát hiện vi phạm thì quyền hạn xử lý ra sao, còn rất lúng túng. Tình hình tôm nuôi bị thiệt hại lớn đã cho thấy rõ hơn những bất cập trong cơ chế quản lý thủy sản, đang rất cần được chấn chỉnh


Related news

Ớt Hút Hàng, Tăng Giá Mạnh Ớt Hút Hàng, Tăng Giá Mạnh

Ông Nguyễn Văn Châu (ấp Thạnh Hòa, xã Bình Thạnh, Châu Thành, An Giang) cho biết, ông thu hoạch 2 công ớt cách đây gần 1 tháng, năng suất 1 tấn/công chỉ bán được giá 14.000-15.000 đồng/kg. Hiện nay, giá ớt đã tăng vọt 36.000-38.000 đồng/kg nhưng ông không còn ớt để bán. Ông Huỳnh Quang Phục (ấp Bình Tây 1, xã Phú Bình, Phú Tân) chia sẻ: “Hơn 20 ngày trước, tôi thu hoạch gần 7 công ớt, bán 15.000-16.000 đồng/kg, vừa trồng lại đợt ớt mới thì ớt tăng giá mạnh”.

Saturday. November 2nd, 2013
Nuôi Trồng Thủy Hải Sản Trên Cát: Hiệu Quả Và Hậu Quả Nuôi Trồng Thủy Hải Sản Trên Cát: Hiệu Quả Và Hậu Quả

Bên cạnh cái lợi là tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân thì nuôi trồng thủy hải sản trên cát lại tiềm ẩn không ít hiểm họa. Đó là môi trường xung quanh ao nuôi bị ô nhiễm, kéo theo dịch bệnh, thất thu…

Monday. November 4th, 2013
Ồ Ạt Nuôi Tôm Bất Chấp Rủi Ro Ồ Ạt Nuôi Tôm Bất Chấp Rủi Ro

Tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở các vùng nuôi tôm của Quảng Ngãi đang được các thương lái nước ngoài đến thu mua và đẩy giá lên cao khiến nhiều người dân đổ xô làm hồ nuôi tôm. Hồ tôm “mọc” lên trong vườn nhà, thậm chí có hộ dỡ nhà lấy mặt bằng làm hồ tôm khiến nước ngầm cạn kiệt, môi trường ô nhiễm.

Monday. November 4th, 2013
Bò Thịt Là Thượng Sách Bò Thịt Là Thượng Sách

Quảng Trị có thế mạnh phát triển đàn bò thịt không chỉ ở quy mô nông hộ nuôi dưới 10 con mà còn phát triển thành trang trại lớn để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Hiện tại nguồn bò thịt ở địa phương này không đủ cung cấp cho thị trường.

Monday. November 4th, 2013
Chủ Động Bảo Vệ Đàn Trâu, Bò Chủ Động Bảo Vệ Đàn Trâu, Bò

Theo dự báo, mùa đông năm nay sẽ có nhiều đợt rét đậm, ảnh hưởng đến chăn nuôi và trồng trọt. Để giảm thiệt hại về kinh tế cho bà con nông dân, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động các biện pháp phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc.

Monday. November 4th, 2013