Xuất Khẩu Chả Cá Và Surimi Sang Nga Tăng Đột Biến
Tổng giá trị XK chả cá và surimi của Việt Nam sang Nga trong 9 tháng năm 2014 đạt hơn 8 triệu USD, tăng hơn 118% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi tăng trưởng đột biến vào tháng 2, xuất khẩu (XK) chả cá và surimi (thịt cá đã được tách xương, xay nhuyễn, phối trộn với các chất chống biến tính do đông lạnh, và có thể bảo quản được lâu ở nhiệt độ đông lạnh) của Việt Nam có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
Tuy nhiên, 4 tháng trở lại đây, XK chả cá và surimi của Việt Nam lại tăng trưởng khả quan ở mức 2 con số. Tổng giá trị XK mặt hàng này của Việt Nam 9 tháng năm 2014 đạt hơn 206 triệu USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân là do giá trị XK sang một số thị trường chính như Trung Quốc, Đài Loan và Nga đang ngày càng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là thị trường Nga tăng hơn 118%.
VASEP cho biết, sau khi Nga ban hành lệnh cấm nhập khẩu (NK) thủy sản từ Mỹ, EU, Canada, Na Uy và Australia, lượng NK cá thịt trắng để làm nguyên liệu chế biến chả cá và surimi giảm. Nhằm bù đắp lại lượng sụt giảm này, các DN của Nga đang chuyển hướng NK từ các nước châu Á.
Chính vì vậy mà trong tháng 9, NK mặt hàng này của Nga từ Việt Nam tăng đột biến hơn 143%. Tổng giá trị XK chả cá và surimi của Việt Nam sang Nga trong 9 tháng năm 2014 đạt hơn 8 triệu USD, tăng hơn 118% so với cùng kỳ năm 2013.
Hàn Quốc là thị trường NK surimi lớn nhất của Việt Nam
4 tháng trở lại đây, XK chả cá và surimi của Việt Nam sang Hàn Quốc, các nước ASEAN, Trung Quốc đã tăng trưởng liên tục qua từng tháng.
Chiếm hơn 32% tỷ trọng, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường NK nhiều nhất chả cá và surimi của Việt Nam trong 9 tháng qua với tổng giá trị đạt hơn 66,7 triệu USD, tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo số liệu thống kế của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), từ đầu năm đến hết tháng 8, NK chả cá và surimi của Hàn Quốc đã tăng trở lại so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 0,1%. Với thị phần hơn 54%, Việt Nam đang là nước cung cấp chính mặt hàng này cho Hàn Quốc.
Năm nay, NK các mặt hàng chả cá và surimi của các nước ASEAN (trừ Việt Nam) có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm trước. Hiện ASEAN đang NK các mặt hàng này từ hơn 35 nước trong và ngoài khối. Trong đó, Việt Nam và Indonesia là 2 nước XK nhiều nhất mặt hàng này sang các nước ASEAN.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 9, NK chả cá và surimi từ Việt Nam của ASEAN vẫn tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng tốt ở mức 2 con số.
Riêng trong tháng 9, giá trị XK mặt hàng này của Việt Nam sang 3 thị trường chính trong khối tăng lên nhanh chóng: Thái Lan tăng gần 47%, Singapore tăng gần 28% và Malaysia tăng gần 50%. Tính tổng giá trị XK sang cả khối này trong 9 tháng đạt hơn 47 triệu USD, tăng hơn 53% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, tại thời điểm này Thái Lan đang là nước NK nhiều nhất mặt hàng surimi trong khối đồng thời lại là nước NK nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam, đang có xu hướng tăng mạnh XK.
Theo VASEP, với tốc độ tăng trưởng tốt, trong tháng 9 năm 2014, Trung Quốc lại tiếp tục đứng ở vị trí thứ 3, trước Nhật Bản, trong bảng xếp hạng các thị trường NK chả cá, surimi của Việt Nam.
Tổng giá trị XK chả cá và surimi của Việt Nam sang thị trường này trong 9 tháng qua đạt gần 31 triệu USD, chiếm hơn 15% tổng giá trị XK mặt hàng này, tăng hơn 58% so với cùng kỳ.
Dự báo, XK chả cá và surimi của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cho đến cuối năm.
Related news
Thanh long là loại cây trồng có tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu đứng đầu của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó có tỉnh Tiền Giang. Theo Viện Cây ăn quả miền Nam, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt 181 triệu USD, tăng 175 triệu USD so với năm 2003. Tuy vậy, nông dân trồng thanh long không hẳn “dễ thở” hơn trồng các loại cây khác mà vẫn thường xuyên gặp khó khăn vì giá bán không ổn định “lúc lên, lúc xuống”.
Năm 2014, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại Hợp tác xã (HTX) Hòa Bình 1, HTX Hòa Bình 2, HTX Hòa Phong và HTX Hòa Phú với quy mô 11.500 m2 và 115.000 con cá giống, 6 hộ tham gia.
Thông tin này được đưa ra trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) năm 2014 được WEF công bố hôm nay (3/9). Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 6, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines.
Lũ đem đến cho người dân ĐBSCL lượng lớn phù sa cùng nguồn cá, tôm phong phú. Tuy nhiên, cũng chính hành động đánh bắt thủy sản vô tội vạ của con người mà sản vật mùa nước nổi ngày một ít đi…
Qua đó, nhằm khẳng định giá trị của cây trôm, sản phẩm mủ từ cây trôm trong đời sống và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu cho mủ cây trôm Tuy Phong.