Khoai lang Vĩnh Long vào hàng cực phẩm của Việt Nam
Cụ thể, trong số 9 loại trái cây, rau củ đặc sản của Vĩnh Long đề xuất thì chỉ có khoai lang Bình Tân và cải xà lách xoong Bình Minh được chọn.
Cải xà lách xoong Bình Minh là loại giống cải than nhỏ, nổi tiếng và chất lượng ngon, bổ dưỡng với nhiều chất như: becta – carotence, vitamin B1, vitamin B6. Loại cây này được trồng tập trung quanh năm ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long với chu kì thu hoạch 2 tháng/lần.
Tại xã Thuận An, huyện Bình Minh, nơi có diện tích gieo trồng xà lách xoong lớn nhất ĐBSCL với 600 ha, mỗi năm đạt sản lượng trên 4000 tấn, mang lại không ít thu nhập cho bà con trong vùng.
Thương hiệu cải xà lách xoong Bình Minh được biết đến với vị cay nồng, ngọt, đúng chất của cải xà lách xoong. Ngoài ra, cải xà lách xoong nơi đây được sản xuất theo hướng an toàn, có logo, nhà sơ chế đóng gói bao bì và có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, khoai lang Bình Tân cũng đang trở thành nông sản chủ lực xuất khẩu ở huyện Bình Tân. Trên toàn tỉnh Vĩnh Long diện tích trồng khoai lang khoảng 12 ha, trong đó huyện Bình Tân chiếm đa số. Nhắc dến khoai lang Bình Tân là nhắc đến loại khoai lang có vị ngọt, dẻo và thơm với đủ các loại khoai như khoai tím Nhật, trắng sữa, trắng giấy, bí đường, khoai bí nghệ, dương ngọc… Bình quân cứ mỗi hecta khoai lang nông dân Bình Tân thu về mỗi vụ gần 30 tấn.
Vừa qua nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân – Bình Tân Sweet Potatoes” đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận góp phần tạo thương hiệu cho khoai lang Vĩnh Long đến các quốc gia khác. Khoai lang Bình Tân cũng đã xuất khẩu sang thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc….
Được biết, bằng chứng nhận kỷ lục của 2 đặc sản sẽ được trao vào Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 30 dự kiến tổ chức vào tháng 7-2015 tại TP HCM.
Related news
Cây chanh bông tím đã bén rễ cả chục năm nay trên đất Nhị Bình (Châu Thành - Tiền Giang) với diện tích vài chục ha. Người trồng ít một vài công đất, nhiều nhất cũng khoảng 7 - 8 công. Nhờ cây chanh bông tím mang lại lợi nhuận cao, giúp một số hộ dân thoát nghèo và tiến dần lên khá. Trong số này có anh Phạm Hoàng Minh (ấp Đông A).
Trong những năm gần đây xã Quảng Minh (Hải Hà - Quảng Ninh) đang có sự bứt phá mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội, từ những mô hình kinh tế điển hình của các hộ dân trong xã mở ra hướng đi mới để thoát nghèo, trong đó có gia đình anh Đào Văn Thắm ở thôn 4.
Trong điều kiện bất lợi của thời tiết, nghề nuôi tôm sú bị thua lỗ hoặc chỉ có lãi ít, nhiều người đã chuyển sang nuôi cua xen trong ao nuôi tôm quảng canh. Tại huyện Thạnh Phú (Bến Tre), nhiều nông dân đã khấm khá nhờ nghề nuôi cua “nhướng”. Cua “nhướng” là tên gọi của người dân địa phương, vì lúc thả nuôi con cua còn rất nhỏ, người xem phải nhướng mắt lên thì mới nhìn thấy nó được.
Gia đình anh Phạm Văn Bình ở thôn Tân Lập (xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, Dak Lak) có 5 sào đất trồng cà phê. Qua tìm hiểu tư liệu thông tin và được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh cây cà phê do Hội Nông dân tổ chức, năm 2006, anh quyết định mua 30 cây bơ ghép về trồng thử nghiệm trên rẫy. Kết quả cây bơ lớn nhanh, đồng thời tạo điều kiện cho cây cà phê thêm xanh bởi cây bơ che bóng mát và giữ độ ẩm đất tốt, nhất là vào các tháng mùa khô.
Suốt 3 năm thử nghiệm mô hình nuôi cá chiên nơi nước tĩnh, ông Chu Đức Minh, thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã thành công ngoài mong đợi...