Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang Nhật Bản Giảm Gần 60% Nửa Đầu Năm

Sau khi sụt giảm liên tiếp từ đầu năm, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản trong quý II đã có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt cao nhất là 21,4% trong tháng 5 và tăng 1% trong tháng 6 nên không đủ bù đắp lại lượng sụt giảm từ những tháng đầu năm.
Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP), tổng giá trị XK cá ngừ trong 6 tháng đầu năm của Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 13,6 triệu USD, giảm gần 57%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm mạnh trong XK cá ngừ tươi sống, đông lạnh và khô (trừ thăn cá ngừ) sang Nhật Bản, giảm gần 76%.
Hiện chỉ có mặt hàng cá ngừ đóng hộp tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Và đây cũng là mặt hàng đang được đẩy mạnh XK sang Nhật Bản trong tháng 5 và tháng 6. Điều này cho thấy chất lượng cá ngừ sau thu hoạch ảnh hưởng rất lớn tới XK các mặt hàng cá ngừ sang thị trường Nhật Bản.
VASEP nhận định: Tính tổng thể XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, việc tỉnh Bình Định hợp tác với Nhật Bản trong việc chuyển giao công nghệ khai thác cá ngừ, và dự án đầu tư thí điểm tàu vỏ composite khai thác cá ngừ đại dương tại một số tỉnh Nam Trung bộ của Việt Nam theo mô hình công ty đánh cá cổ phần của Nhật Bản, sẽ là cơ hội giúp cải thiện hiệu quả nghề khai thác cá ngừ của Việt Nam trong thời gian tới. Dự báo, tình hình XK cá ngừ của Việt Nam trong thời gian tới sang thị trường này sẽ dần được cải thiện.
Related news

Quả hồng giòn ở A Lưới (Thừa Thiên Huế) rớt giá thê thảm khiến các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc tái tạo vườn cây…

Hiện nay có đến 80% sản lượng thanh long Bình Thuận xuất sang thị trường Trung Quốc. Do đó, khi “thâu tóm” được phần lớn các vựa thanh long tại Bình Thuận, thương lái Trung Quốc “vô tư” làm giá, không chỉ với các thương lái người Việt mà cả với người Trung Quốc yếu cơ hơn…

8 tháng của năm 2015, nông dân huyện Chợ Mới (An Giang) đã chuyển dịch từ đất lúa và màu sang cây ăn trái trên 1.239 héc-ta, nâng diện tích trồng cây ăn trái của địa phương từ 2.448 héc-ta (năm 2014) lên trên 3.805 héc-ta.

Đồng USD tăng giá mạnh, nhiều nước giảm giá đồng nội tệ nhằm hỗ trợ xuất khẩu khiến doanh nghiệp Việt gặp khó khăn. Xuất khẩu bế tắc không chỉ khiến các doanh nghiệp (DN) gặp khó mà nông dân cũng lao đao.

Những người nuôi ong ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đã bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng khi các trại ong của họ bị phá, các tủ nuôi bị xịt thuốc diệt côn trùng khiến ong chết. Nhiều người nuôi ong vì muốn yên thân đã phải tháo chạy khỏi những địa bàn này vì không muốn đối mặt nguy cơ sạt nghiệp.