Trồng Đậu Phụng Méo Mặt

Năng suất tụt đã đành, đằng này giá thu mua đậu phụng khô trên thị trường cũng giảm theo tỷ lệ thuận.
Nhìn mấy người buôn khiêng những bao đậu phụng (lạc) khô chất lên xe chở đi, bà Ngô Thị Thu Thủy ở thôn Mông Nghệ Bắc (xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) lắc đầu: “Gần 4 tháng ròng cần mẫn chăm sóc, kết quả thu về là âm cả vốn, hỏi sao mà không nản lòng”.
Bà Thủy cho biết, vụ đông xuân năm ngoái bà tỉa 3 sào đậu phụng quanh khu đất vườn. Nhờ nhiều yếu tố thuận lợi nên vụ đó bà lặt được tổng cộng 360kg đậu phụng khô, bán tại nhà với giá bình quân là 25 ngàn đ/kg, bà kiếm không dưới 9 triệu đồng. Trừ tất cả các khoản chi, bà lãi ròng 5 triệu đồng.
Vụ này, bà Thủy cũng làm ngần ấy diện tích nhưng sản lượng chỉ đạt 180kg đậu phụng khô, giảm một nửa so với trước.
“Sở dĩ năm nay năng suất tụt giảm nghiêm trọng là do khi ruộng đậu phụng đồng loạt ra hoa thì trời mưa lạnh kéo dài nhiều đợt khiến quá trình cây đậu phụng thụ phấn gặp khó khăn nên khi nhổ lên dây nào cũng lưa thưa trái” – bà Thủy nói.
Năng suất tụt đã đành, đằng này giá thu mua đậu phụng khô trên thị trường cũng giảm theo tỷ lệ thuận. Bà Thủy than phiền: “Năm ngoái, thời điểm này, có giá 25 ngàn đ/kg, còn nay dù có nài nỉ mấy thương lái cũng chỉ mua với giá 18 ngàn đ/kg.
Chừ bán hết 180kg đậu đó, tôi thu được hơn 3,2 triệu đ. Trong khi đó, tiền mua hạt giống, phân bón, thuốc BVTV, trả công nhổ và lặt đã tốn hết 4 triệu đồng. Thua lỗ nặng rồi”.
Theo ngành nông nghiệp Quảng Nam, vụ đông xuân năm nay nông dân trên địa bàn tỉnh canh tác tổng cộng 8.620ha đậu phụng.
Tuy nhiên, do nhiều diện tích đậu khi ra hoa, đâm tia gặp thời tiết quá bất lợi nên năng suất bình quân chung toàn tỉnh chỉ đạt 19,01 tạ/ha, giảm 1,1 tạ/ha so với cùng vụ sản xuất năm trước. Sản lượng đạt thấp, trong khi đó giá bán sản phẩm lại giảm mạnh khiến nhà nông xứ Quảng rầu lòng vì mất cả tiền tỷ…
Related news

Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua, các vùng trồng cà phê trong tỉnh đã xuất hiện bệnh rụng quả cà phê làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ thu hoạch tới.

Thời gian gần đây, tình trạng nông dân tự phát chặt bỏ cây cao su đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với diện tích lên đến hàng ngàn ha thật sự là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là ngành Nông nghiệp.

Trước áp lực gia tăng dân số, diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp, biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đưa cây trồng biến đổi gien (CTBĐG) vào sản xuất. Thực tế cho thấy, các nước đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng CTBĐG đã thu lợi rất lớn so với các nước khác.