Xuất khẩu 11,4 tỷ USD nông sản trong 5 tháng

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 5,62 tỷ USD, giảm 7,4%; đặc biệt giảm rất mạnh ở các mặt hàng như gạo (14,6%) và cà phê (38%).
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,41 tỷ USD, giảm 17%, và giảm rất mạnh ở thị trường lớn nhất là Mỹ (30,13%).
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 2,69 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong tháng 5, giá lúa, gạo trong nước giảm nhẹ do nhu cầu xuất khẩu yếu.
Giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm trong bối cảnh nông dân trồng cà phê Việt Nam vẫn có xu hướng giữ hàng không bán ra vì mức giá hiện chưa đạt như kỳ vọng.
Giá cao su trong nước tháng 5 diễn biến giảm trong bối cảnh thị trường cao su thế giới chưa có dấu hiệu khởi sắc.
Giá các loại rau, củ Đà Lạt tăng đáng kể do sản lượng rau giảm ảnh hưởng bởi nhiều cơn mưa đá, gió lốc và mưa lũ nhiều tuần qua.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, trong 5 tháng, nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản ước khoảng 9,25 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt khoảng 7,13 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát tại cuộc họp Chính phủ ngày 27/5, những tháng đầu năm xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khá khó khăn do xuất hiện những vấn đề mang tính chất “tình huống”.
Điển hình nhất trong sản xuất, lần đầu tiên trong 20 năm qua xuất hiện tình trạng khô hạn kéo dài như hiện nay, vụ xuân cũng hiếm có trong lịch sử với tình trạng “xuân ấm”… khiến sản xuất khá vất vả vì đi chệch quỹ đạo thời tiết bao nhiêu năm nay.
Cùng với đó, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp do phong trào “tự dung, tự cấp” lương thực ở nhiều quốc gia, thậm chí nhiều quốc gia chỉ chuyên nhập, giờ cũng tham gia vào thị trường xuất. Chính sách tỷ giá, chính sách bảo hộ… của nhiều quốc gia cũng khiến tình hình xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam khó khăn hơn.
Tuy vậy, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá, nhìn tổng quát thì nông nghiệp vẫn phát triển ổn định và chuyển dịch theo đúng tinh thần tái cơ cấu ngành.
Related news

Theo đó, các nông dân đã được truyền đạt một số kiến thức về cơ chế sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong vụ đông xuân; kỹ thuật chăm sóc cây trồng và một số sản phẩm, quy trình, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón chất lượng cao, phù hợp với cây trồng, thổ nhưỡng của các địa phương.

Rà soát lại lĩnh vực nông nghiệp gắn với mục tiêu phát triển bền vững các thôn, bon, trên cơ sở đó có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện phù hợp là cách mà xã Quảng Tín (Đắk R’lấp) đang triển khai nhằm giúp nhân dân từng bước xóa đói giảm nghèo, làm giàu một cách bền vững.

Sau một thời gian trầm lắng, từ đầu tháng 2 đến nay, giá cà phê nhân liên tục tăng đã làm cho thị trường mua bán mặt hàng này sôi động trở lại. Ghi nhận tại các điểm thu mua cà phê và từ phía hộ dân cho thấy, nhiều nông dân đang dự trữ cà phê chờ giá đã mạnh dạn xuất hàng bán để lấy tiền đầu tư cho vụ mới.

Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, siêng năng, cần cù chịu khó, bám đất bám vườn để làm ăn và từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.

Để đáp ứng nhu cầu giống lúa phục vụ sản xuất, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã tích cực đưa vào khảo nghiệm nhiều giống lúa mới cho năng suất, chất lượng tốt. Kết quả đã xác nhận thêm 3 giống lúa có chất lượng là Hoa ưu 109, PC6 và AQ6.