Hiệu Quả Mô Hình Trồng Nho Trôm

Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến mô hình xen canh nho- trôm độc đáo của anh Phương Bảo Toàn 51 tuổi ở thôn Đắc Nhơn 1, xã Nhơn Sơn. Hàng chục cây trôm thẳng đứng tỏa cành tạo “mái che” xanh mát cho vườn nho đang mùa đơm bông kết trái. Mô hình nho- trôm đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp gia đình anh bảo đảm cuộc sống no ấm, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phương Bảo Toàn là nông dân đầu tiên trên địa bàn huyện Ninh Sơn thực hiện mô hình xen canh nho- trôm. Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 2 năm 2011, anh vượt qua cơn bạo bệnh “thập tử nhất sinh”. Thấy sức khỏe suy giảm, anh bàn với vợ chuyển 500 mét vuông đất vườn nho sát bên nhà bị lụt ngâm chết gốc sang trồng trôm. Anh mua 80 cây trôm giống về trồng. Tiếc khoảng đất trống giữa hai hàng trôm, anh mua 90 gốc nho đỏ trồng xen canh. Thấy kiểu làm ăn “lạ đời” của anh Toàn, bà con trong xóm nói: “Thằng Toàn bệnh quá hóa khùng, cây trôm trồng xen cây nho làm sao có trái”.
Với quyết tâm của người nông dân gắn bó đồng đất quê nhà, anh Toàn nỗ lực đầu tư chăm sóc vườn cây xen canh nho- trôm. Anh mua phân chuồng bón đất nền kết hợp chạy nước tưới, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây nho và cây trôm. Cả hai loài cây tuy không họ hàng nhưng “đồng hành” phát triển xanh tốt trên đất vườn nhà anh Toàn. Đất đai không phụ công người vun xới, sau một năm xuống gốc nho, anh thu hoạch trái chiến 5 tạ bán được 5 triệu đồng. Cây trôm vượt lên khỏi giàn tỏa cành che bóng mát vườn nho đơm bông kết trái cho thu hoạch 5- 7 tạ/vụ. Vườn nho thực hiện mô hình xen canh kiểu “lạ đời” của anh Toàn đang mang trái vụ thứ 7 ước đạt 7- 8 tạ. Cơn mưa lớn trong hai ngày 11 và 12 tháng 5 vừa qua gây thiệt hại đáng kể cho bà con nông dân khu vực xã Nhơn Sơn do trái non bị rụng 50- 60%. Riêng vườn nho nhà anh Toàn nhờ có “mái che” tán trôm nên trái rụng không đáng kể.
Cây trôm sau hai năm trồng đến nay thân cao khoảng 3,5 mét, đường kính gốc 20 cm. Anh Toàn bắt đầu thu hoạch mủ trôm mỗi ngày 3- 4 kg bán tại gốc, chủ vựa thu mua trả tiền liền với giá 40 ngàn đồng/kg. Chỉ với 80 cây trôm trồng xen canh nho trên diện tích 500 mét vuông đất, mỗi tháng anh Toàn có thu nhập 3- 4 triệu đồng bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm.
“Hồi mới trồng nho kết hợp cây trôm, tui hy vọng thu hoạch một vài vụ nho đến khi trôm khép tán thì chặt bỏ gốc. Đâu ngờ tán trôm che mát giàn nho cho thu hoạch mỗi vụ 5- 7 tạ trái bằng sản lượng nho tơ của bà con quanh vùng. Nhờ tán trôm làm “mái che” nên vườn nho không bị háp bông khi trời nắng nóng hoặc ít bị rụng trái khi mưa lớn kéo dài. Tui mong được cán bộ khuyến nông đến nghiên cứu mô hình xen canh nho- trôm nếu thấy hiệu quả thì phổ biến cho bà con nông dân áp dụng nâng cao thu nhập trên diện tích đất canh tác”, anh Phương Bảo Toàn phấn khởi nói.
Related news

Trạm Khuyến nông – khuyến lâm huyện Thăng Bình (Quảng Nam) vừa tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất trình diễn giống lúa lai 3 dòng GS9.

Người dân nuôi sò huyết, hến vùng ven biển thuộc huyện An Biên, An Minh (Kiên Giang) đang phải đối đầu với nạn sâu biển.

Ngày 12-9, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai đã có buổi làm việc với Công ty Donafoods về quy hoạch vùng nguyên liệu điều đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đồng Nai sẽ quy hoạch vùng nguyên liệu điều tại 9 xã của 3 huyện Xuân Lộc, Định Quán và Trảng Bom với diện tích khoảng 11 ngàn hécta.

Đối với người dân trồng vải vải thiều ở tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Ngạn nói riêng, cùng với biện pháp sản xuất vải thiều sạch an -toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, thì trị sâu đục cuống quả vải được coi là một khâu quan trọng nhằm hạn chế quả vải thiều dụng, góp phần quan trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

Hằng năm vào mùa nắng, nước ở một số tuyến sông và trong vuông bị cạn kiệt, nhiệt độ nước, độ mặn, độ kiềm tăng cao, tảo phát triển nhiều… sẽ gây ra một số bất lợi đối với tôm nuôi, làm thiệt hại về kinh tế. Người nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau