Xuất Cấp Hóa Chất Phòng Dịch Trên Tôm Nuôi
Bộ NNPTNT vừa chỉ đạo Công ty TNHH Tân An xuất không thu tiền 30 tấn hóa chất sát trùng Chlorine để hỗ trợ tỉnh Kiên Giang phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.
Thực hiện Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 21/5 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia cho tỉnh Kiên Giang để phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi, Bộ NNPTNT đã yêu cầu Công ty TNHH Tân An thực hiện khẩn trương việc xuất cấp trên.
Cục Thú y, Bộ NNPTNT có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn địa phương và đơn vị dự trữ thực hiện đúng yêu cầu, quy định hiện hành của Nhà nước về việc xuất và sử dụng Quỹ dự trữ quốc gia, đồng thời, đơn vị này có trách nhiệm đảm bảo chất lượng hóa chất sát trùng để cung ứng kịp thời cho tỉnh phòng dịch.
Bộ NNPTNT đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng số hóa chất trên đúng mục đích, hiệu quả và đảm bảo việc phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang, diện tích nuôi tôm, chủ yếu là nuôi công nghiệp ở vùng Tứ giác Long Xuyên đã thiệt hại 72,27 ha, chiếm 7,2% diện tích.
Nguyên nhân chủ yếu do bệnh đốm trắng và hoạt tự gan tụy, thiệt hại gần như 100% (do tôm khoảng 1 tháng tuổi nên không thu hoạch được gì). Các hộ nuôi tôm đang gặp khó khăn để phục hồi sản xuất.
Related news
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện sâu bệnh hại phổ biến trên cây điều như: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư, bọ trĩ... gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình đang tăng nhanh.
Gần phân nửa diện tích mía ở huyện Ea Kar và M’Drak - hai vùng nguyên liệu mía lớn của tỉnh Đắk Lắk - đã quá thời kỳ thu hoạch, khô nỏ hết lá; nhiều bãi mía đã được chặt nhiều ngày nhưng chưa được tiêu thụ, nằm phơi nắng khiến người trồng mía “đứng ngồi không yên”.
Từ đầu tháng 3/2014 đến nay, giá tôm hùm giống trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) giảm mạnh; giá dao động từ 190.000 đến 210.000 đồng mỗi con, giảm gần 200.000 đồng so với thời điểm cách đây hơn 1 tháng.
Sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đến nay, sức tiêu thụ gia cầm, các sản phẩm gia cầm giảm mạnh, giá trứng, thịt gia cầm cũng giảm theo, làm người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
Tại hầu hết các địa phương, nông dân đều đứng ngồi không yên bởi giá lúa giảm khá sâu ở tất cả các loại, từ lúa thường đến lúa thơm. Chính các thương lái cũng tỏ ra bất ngờ trước tình trạng này.