Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đất Lạ Cho Khoai

Đất Lạ Cho Khoai
Publish date: Monday. December 9th, 2013

Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Đà Lạt Tự Nhiên đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng quy trình tạo “đất lạ” cho khoai lang Nhật tăng năng suất và chất lượng, đáp ứng tại chỗ nguồn nguyên liệu để chế biến xuất khẩu.

Hàng chục năm làm “nghề trồng trọt”, anh Nguyễn Văn Anh, Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Đà Lạt Tự Nhiên (gọi tắt là Công ty Đà Lạt Tự Nhiên) “nhận biết” rằng, vùng đất Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Đà Lạt rất thích hợp để trồng và phát triển vùng nguyên liệu khoai lang Nhật đạt chất lượng cao, nhưng diện tích và năng suất lại giảm dần trong vòng 3 năm trở lại đây.

Anh đúc kết 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là: Thứ nhất, do người sản xuất tự giữ lại nguồn giống đã thoái hóa (để lại phần thân dây hoặc củ của mùa trước để xuống giống cho mùa sau); thứ hai, việc cải tạo đất chưa đảm bảo các yêu cầu của “đất lạ” cho khoai lang sinh trưởng tốt nhất (theo kinh nghiệm truyền thống “khoai đất lạ, mạ đất quen”).

Để góp phần phục tráng giống khoai lang Nhật trên đất Lâm Đồng, đầu năm 2010, Công ty Đà Lạt Tự Nhiên đã dành 1.000m2 đất tại thôn Phú Trung, xã Phú Hội (Đức Trọng) để trồng thực nghiệm cây giống cấy mô tự sản xuất từ cây đầu dòng sinh trưởng tốt nhất. Sau 2 vụ thu hoạch, tháng 8/2010, công ty đã đưa ra “công thức mẫu” hợp tác với 4 hộ nông dân các huyện, thành nói trên ở Lâm Đồng, cùng tiến hành trồng 4ha khoai lang Nhật giống cấy mô của công ty. Hợp đồng hợp tác với các phần trách nhiệm gồm: Công ty cung cấp giống cấy mô sạch bệnh, thực hành kỹ thuật chuyên sâu và bao tiêu sản phẩm; hộ nông dân bố trí đất sản xuất, công lao động và nguồn vốn để mua vật tư, phân bón….

Trong 4ha diện tích mô hình nói trên gồm 2ha đất đang chuyên canh các loại cây hoa màu và 2ha đất trồng khoai lang Nhật vụ trước. Trong vụ mùa 4 tháng đầu tiên, công ty triển khai các biện pháp tuần tự như cải tạo đất tơi xốp và làm vệ sinh đất sạch sẽ; tiến hành bón vôi lót, bón phân đa lượng kết hợp với phân trung, vi lượng theo từng “công thức” phối trộn mới, xuống cây giống trên từng luống đất với mật độ thích hợp… đã đạt năng suất thu hoạch trên dưới 25 tấn/ha, tăng hơn từ 5 - 10 tấn so với vườn khoai lang Nhật giống cũ, canh tác bằng các biện pháp thông thường.

Công ty Đà Lạt Tự Nhiên đã thu mua tất cả 100 tấn khoai lang Nhật theo thỏa thuận liên kết với nông dân, trong đó chiếm 70% sản phẩm xuất tươi sang thị trường Singapore; 30% sản phẩm còn lại được chế biến sấy khô, sấy giòn, ướp dẻo, đông lạnh… xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Hàn Quốc.

Đến cuối năm 2011, dây chuyền chế biến khoai lang xuất khẩu của công ty tiếp tục được nâng cấp thiết kế, lắp đặt khép kín với tổng trị giá khoảng 10 tỷ đồng, đạt công suất 1.500tấn thành phẩm/năm (Trung bình 100 tấn khoai lang tươi chế biến thành 15 tấn sản phẩm khoai lang khô, giòn, dẻo…).

Bước sang năm 2012, công ty đã mở rộng hợp tác với nông dân Lâm Đồng và nông dân tỉnh Đắk Nông, cải tạo khoảng 12 ha “đất lạ” để trồng khoai lang Nhật, bao tiêu tổng sản lượng thu hoạch 300 tấn, sau đó xuất khẩu sản phẩm tươi và chế biến sang thị trường các nước châu Á. Và 11 tháng đầu năm 2013, bên cạnh các đối tác quen thuộc ở Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, công ty tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật trồng và bao tiêu sản phẩm khoai lang Nhật của nông dân Lâm Đồng và một phần của nông dân Đắk Nông, trung bình mỗi tháng tiêu thụ bằng cả năm 2012 - khoảng 300 tấn. Công ty đã chế biến và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường hợp tác mới khá nghiêm ngặt về chất lượng như Nhật và châu Âu.

Bởi trong thời điểm đó - vào ngày 6/10/2013, sản phẩm khoai lang đông lạnh và khoai lang sấy khô của Công ty Đà Lạt Tự Nhiên đã được “bảo chứng” khi chính thức được Tập đoàn BSI (Vương quốc Anh) cấp Chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với các yêu cầu của hệ thống ISO 22000:2005, có hiệu lực trên toàn cầu trong 3 năm.

Kế hoạch sản xuất năm 2014 của Công ty Đà Lạt Tự Nhiên sẽ tiếp tục xây dựng mới một dây chuyền chế biến khoai lang Nhật theo công nghệ hiện đại, đạt công suất 40 tấn thành phẩm/tháng. Có thêm một dây chuyền tự động hóa vận hành, công ty đang đàm phán để được đầu tư giống cấy mô mới và kỹ thuật chuyên sâu cùng với nông dân Lâm Đồng ổn định quanh năm vùng nguyên liệu khoảng 100ha “đất lạ” để trồng khoai lang Nhật chế biến xuất khẩu, thu về khoản “lãi ròng” cho người trồng trên dưới 300 triệu/ha/năm.


Related news

Liên Kết Tiêu Thụ Còn Nhiều Việc Phải Làm Liên Kết Tiêu Thụ Còn Nhiều Việc Phải Làm

Thiếu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện đang là khó khăn lớn đối với sự phát triển của các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh, nhất là HTX nông nghiệp. Trong khi đó, hàng hóa cung ứng chưa đạt chất lượng đồng đều, sự thiếu năng động của các HTX cũng là khó khăn rất lớn cho việc liên kết tiêu thụ nông sản hiện nay.

Wednesday. November 19th, 2014
Mở Rộng Quy Mô Sản Xuất Mở Rộng Quy Mô Sản Xuất

Theo Hội Nông dân TP.Sa Đéc, Dự án trồng hoa kiểng do Trung ương Hội Nông dân đầu tư đã giải ngân cho 50 hộ dân trồng hoa, mỗi hộ từ 10 đến 20 triệu đồng. Với số vốn vay được, nhiều hộ đã đầu tư mở rộng diện tích trồng hoa kiểng, có nguồn vốn mua thêm nguyên, vật liệu sản xuất.

Wednesday. November 19th, 2014
Thành Phố Sa Đéc Cần Đẩy Mạnh Liên Kết Vùng Để Phát Triển Thành Phố Sa Đéc Cần Đẩy Mạnh Liên Kết Vùng Để Phát Triển

Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương tại tỉnh Đồng Tháp do Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Lê Vĩnh Tân làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với TP.Sa Đéc về các nội dung phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong năm 2014 và định hướng phát triển thành phố hoa của địa phương trong thời gian tới.

Wednesday. November 19th, 2014
Thu Hoạch Dưa Hấu Vụ Thu Đông Năm 2014 Thu Hoạch Dưa Hấu Vụ Thu Đông Năm 2014

Hiện nay, nông dân thị trấn Tràm Chim, các xã Phú Thọ, Phú Cường, Phú Đức, Phú Hiệp (huyện Tam Nông) bắt đầu thu hoạch dưa hấu vụ thu đông năm 2014 với tổng diện tích 80ha, giá bán từ 7.000 -10.000 đồng/kg.

Wednesday. November 19th, 2014
Bồi Dưỡng Kiến Thức Về Đề Án Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Cho Cán Bộ Chủ Chốt Bồi Dưỡng Kiến Thức Về Đề Án Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Cho Cán Bộ Chủ Chốt

Việc tổ chức hội nghị cập nhật kiến thức về Đề án tái cơ cấu nông nghiệp là cần thiết cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện trong việc nghiên cứu các nội dung, mục tiêu, giải pháp thực hiện đề án. Qua đó, tạo sự đồng thuận thông suốt trong cả hệ thống chính trị ở địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện đề án đạt kết quả cao nhất.

Wednesday. November 19th, 2014