Dâu Tây Rớt Giá Thê Thảm Vì Dâu Tây Trung Quốc

Ngày 6-12, giá dâu tây được bán ở vườn tại Đà Lạt (Lâm Đồng) chỉ còn 20.000 đồng/kg, giảm 50.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây 2 tháng, ngoài lý do thu hoạch dâu tây chính vụ thì cái chính vẫn là do dâu tây Trung Quốc tràn ngập thị trường các tỉnh phía Bắc.
Theo một số nhà vườn, nguyên nhân là do hiện tại dâu tây Đà Lạt đang bước vào thời điểm chính vụ khiến sản lượng tăng lên đột biến trong khi thị trường tiêu thụ vẫn không tăng. Hơn nữa, trong thời gian qua, dâu tây Trung Quốc ồ ạt tràn vào các tỉnh miền Bắc núp bóng dưới hình thức dâu tây Đà Lạt đã làm thị trường của dâu Đà Lạt bị thu hẹp, ảnh hưởng xấu đến thương hiệu.
Chị Nguyễn Thị Thương, một thương lái chuyên đóng dâu tây vận chuyển đi TP HCM tiêu thụ cho biết, giá dâu tây tại Đà Lạt có thể sẽ tiếp tục rẻ như hiện tại đến hết Tết Nguyên đán sắp tới.
Related news

Ngày 25.9, theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, sau 4 vụ trồng khảo nghiệm, đơn vị đã xác định 3 giống lúa GSR50, GSR38 và GSR90 có tính chống chịu mặn cao, sẽ đưa vào sản xuất đại trà trên 600ha ruộng nhiễm mặn ven biển của tỉnh.

Hiện nay, tại các xã vùng sâu vùng xa huyện Lục Nam, đang vào mùa dẻ chín. Người dân rất mừng vì sản phẩm được thương nhân ở Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh thu mua tại chỗ, có đến đâu bán hết đến đó, đầu vụ, giá 50.000 đồng/kg, giữa vụ 25.000 – 30.000 đồng/kg.

Trước khi triển khai Chương trình xây dựng NTM, Đồng Nai đang thực hiện chương trình “4 có”. Chương trình này đã tạo đà cho Chương trình xây dựng NTM bắt nhịp nhanh. Ngoài ra, còn nhờ Tỉnh ủy và UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo và cấp cơ sở cũng quyết liệt thực hiện.

Có giá hàng triệu đồng một kg, nhưng các sản vật tự nhiên như bào ngư, hải mã, linh chi rừng, hải sâm luôn được dân buôn Phú Quốc săn lùng.

Những ngày này, không khí ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) ảm đạm, u buồn. Bởi vì, cà phê nơi đây chín quá sớm, hạt lép, mất mùa, mất giá. Nhiều nông dân bỏ cà phê, không thu hoạch.