Sầu riêng bón phân hữu cơ cho năng suất cao, ít sâu bệnh
Dùng phân bón hữu cơ trên cây ăn trái là biện pháp giúp cây phục hồi nhanh sau thu hoạch, cho nông sản an toàn đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Sử dụng phân hữu cơ Hiệp Thanh trên cây sầu riêng giúp trái tròn đều, ít sâu bệnh và hạn chế rụng trái non
Chiều 15/4 tại TP Mỹ Tho (Tiền Giang), Cty TNHH Hiệp Thanh tổ chức hội nghị phân bón hữu cơ trên cây sầu riêng. Đến với hội thảo lần này có gần 600 nông dân trồng sâu riêng và đại lý VTNN đến từ các tỉnh thành ĐBSCL.
Ông Võ Hùng Nhiệm, cố vấn kỹ thuật Cty TNHH Hiệp Thanh, cho biết: Việc thâm canh cao và sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trong thời gian dài đã làm cho môi trường và diện tích đất canh tác ở ĐBSCL đang bị ô nhiễm và thoái hóa. Các chủng và loài sâu bệnh kháng thuốc, sinh ra các loài sâu bệnh mới rất khó kiểm soát. Do đó, việc sử dụng phân hữu cơ để trả lại dinh dưỡng, hữu cơ và vi sinh vật, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, làm tăng độ phì nhiêu, giảm ô nhiễm môi trường là rất cần thiết. Điều này còn làm tăng chất lượng và giá trị nông sản, góp phần tạo ra một nền nông nghiệp bền vững.
Để bổ sung các chất bị thiếu hụt cho đất thông qua bón phân hữu cơ Hiệp Thanh 3-3-2 là cách làm hiệu quả cho đất. Dưới tác dụng của nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, chất hữu cơ trong sản phẩm phân bón Hiệp Thanh 3-3-2 sẽ chuyển hóa thành chất mùn, acid humic cung cấp cho cây trồng, trong đó các vi lượng trong phân bón đều nằm dưới dạng dễ hấp thụ cho cây trồng. Nếu cây cây ăn trái trong giai đoạn phục hồi sau thu hoạch, có thể bón 600gram phân hữu cơ và 400gram phân hóa học trên một gốc cây.
Theo ông Nhiệm, để nâng cao chất lượng nông sản thông qua việc giữ nguyên kết cấu đất, không gây chua đất, không gây ô nhiễm môi trường, nhờ bón phân hữu cơ Hiệp Thanh. Dưới tác dụng của chất đệm hữu cơ, Hiệp Thanh 3-3-2 sẽ sàn lọc, hòa tan các chất độc hại trong đất, trong nước, hút giữ phân bón hóa học còn tồn tại sau khi cây trồng đã sử dụng mà còn tồn động lại trong đất, những điều này làm cho môi trường đất tốt hơn.
Theo TS Lê Quốc Điền, GĐ Trung tâm chuyển giao Kho học kỹ thuật (Viện cây ăn quả miền Nam) cho biết: Việc sử dụng phân hữu cơ sẽ tạo nên sự cân bằng về môi trường. Qua đó còn giúp cho sản phẩm nông sản an toàn, bảo vệ sức khỏe cho nhà nông và người tiêu dùng. Đã đến lúc chúng ta phải hành động và thay đổi thói quen sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, thay thế hoặc chuyển đổi dần sang sử dụng phân hữu cơ. Dùng phân bón hữu cơ trên cây ăn trái là biện pháp giúp cây phục hồi nhanh sau thu hoạch, cho nông sản an toàn đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Bà Trần Thị Lan chủ vườn sầu riêng Ri6 gần 2ha ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã trồng được 9 năm tuổi cho biết: “Tôi đã sử dụng phân bón hữu cơ của Hiệp Thanh gần 2 năm nay, vụ nào cũng cho năng suất khá cao, trái tròn đều, ít sâu bệnh và hạn chế rụng trái non …và đặc biệt khi sầu riêng ăn xong vụ trái lá vẫn xanh tốt, cây ít bị si”.
Tại hội thảo, bà con nông dân cũng được các chuyên gia về phân bón chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ và được cung cấp nhiều thông tin bổ ích trong canh tác nông nghiệp hữu cơ để có sản phẩm chất lượng tốt, an toàn nhất. Qua đó bà con cũng nhận thấy tác động và ảnh hưởng của việc lạm dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp tới môi trưởng và chất lượng nông sản.
Related news
Đối với canh tác sầu riêng, khâu khó nhất là xử lý đậu trái nhiều vì phải tùy theo độ tuổi, giống, thổ nhưỡng, kỹ thuật và sử dụng phân bón phù hợp
Sầu riêng là cây ăn trái miền nhiệt đới và có giá thành tương đối cao. Do đó, việc xử lý cho cây ra hoa và trái nghịch vụ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
Để cây sầu riêng đạt năng suất cao, việc phòng ngừa sâu bệnh hại cho cây là vô cùng quan trọng.