Home / Hải sản / Tôm sú

Cắt Cuống Mắt Để Kích Thích Tôm Đẻ

Cắt Cuống Mắt Để Kích Thích Tôm Đẻ
Publish date: Saturday. July 6th, 2013

Cuống mắt tôm giống như một cái máy phát ra tín hiệu hóa học ngăn cản sự sinh sản. Vì vậy, cắt cuống mắt sẽ kích thích tôm đẻ nhiều.

Trong tự nhiên, tôm cái trưởng thành giao vĩ ngay sau khi lột xác. Chúng chứa tinh của tôm đực trong nang lưu tinh cho đến khi đẻ trứng. Sau đó, buồng trứng mới phát triển và tôm đẻ.

Vì sao phải cắt cuống mắt thì tôm mới đẻ?

Khi tôm chuyển từ tình trạng bình thường sang tình trạng sinh sản thì có sự thay đổi cơ bản về tương quan giữa hormon kích thích sinh sản và hormon ức chế các quá trình này. Trong đó hormon ức chế sự sinh sản được sản xuất tích tụ và phóng thích từ cuống mắt của tôm.

Như vậy cuống mắt tôm giống như một cái máy phát ra tín hiệu hoá học ngăn cản sự sinh sản. Vì vậy, cắt cuống mắt tôm cũng giống như tháo gỡ cái máy phát ra tín hiệu này. Nhờ thế mà sự phát triển của buồng trứng và đẻ trứng được giải tỏa. Buồng trứng phát triển liên tục và tôm đẻ.

Nghĩa là sau khi cắt cuống mắt, tôm đẻ cấp tập vài lần, (có khi tới năm lần). Tuy nhiên chất lượng mỗi lần sinh sản sau cũng giảm so với lần trước đó. Cho đến khi trên thực tế sự sinh sản của tôm không mang lại hiệu quả sinh học và hiệu quả kinh tế thì phải loại bỏ chúng. Đến nay có khoảng 20 loài tôm khác nhau được áp dụng thủ thuật cắt cuống mắt để kích thích sinh sản.

Phương pháp cắt cuống mắt

Để cắt cuống mắt cho tôm, người ta thường đốt, kẹp hoặc thắt cuống mắt của tôm mà không cắt rời ngay để tránh sự chảy máu (dịch cơ thể).

Ở Việt Nam, các nhà sản xuất tôm giống dùng dây cao su nhỏ (dây thun) thắt cuống mắt. Mắt bị thắt cuống có thể rụng sau đó nhưng dịch cơ thể không bị thất thoát.

Ngay sau khi cắt cuống mắt, cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển của buồng trứng. Khi thấy buồng trứng đang ở giai đoạn IV thành thục, lập tức tôm được tách riêng vào bể đẻ.

Hạn chế

Tôm bị cắt cuống mắt chỉ đẻ ba đến năm lần và đời sống sinh sản cũng chấm dứt. Trong khi tôm ở ngoài tự nhiên không bị cắt cuống mắt và có thể đẻ nhiều lần hơn trong một khoảng thời gian dài, cho ra nhiều tôm con hơn. Vì vậy người ta đã nghiên cứu làm sao để có thể kích thích tôm đẻ mà không cần cắt cuống mắt.

Việc ứng dụng tiêm serotonin cho tôm cái đã được thực hiện và tỷ lệ tôm đẻ lần đầu là 35,4%, gấp sáu lần đối chứng. Tỷ lệ tôm đẻ tiếp trong lần hai là 6,7%. Tính chung, số tôm đẻ do được kích thích bằng serotonin gấp bảy lần so với đối chứng. Tỷ lệ tôm đẻ nhờ tiêm serotonin thấp hơn tôm được cắt cuống mắt.

Nhưng sau những lần đẻ dồn dập số tôm cắt cuống mắt không thể tiếp tục được dùng để sản xuất tôm giống. Trong khi những chú tôm đã đẻ nhờ serotonin vẫn tiếp tục sinh sản vì không bị lổn thương, nhờ thế mà người ta có thể kéo dài được tuổi thọ sinh sản của tôm


Related news

Nuôi Vỗ Tôm Sú Bố Mẹ Theo Qui Trình Lọc Sinh Học Nuôi Vỗ Tôm Sú Bố Mẹ Theo Qui Trình Lọc Sinh Học

Trại tôm mẹ được thiết kế cần 10 - 15% diện tích mái lợp sử dụng tol nhựa mờ, xung quanh bể che kín là đủ ánh sáng cần thiết cho quá trình nuôi vỗ

Wednesday. January 4th, 2012
Kinh Nghiệm Thả Tôm Giống Kinh Nghiệm Thả Tôm Giống

Trong nuôi tôm, ít người chú ý đến kỹ thuật thả tôm vì đơn giản họ nghĩ rằng thả tôm như thế nào cũng không ảnh hưởng đến sự sống của tôm. Thực tế không phải như vậy, kỹ thuật thả tôm rất quan trọng đến sự thích nghi và sức khỏe của tôm sau khi được chuyển từ môi trường này đến môi trường khác.

Wednesday. January 4th, 2012
Bệnh Còi Bệnh Còi

Khi tôm mới nhiễm virus MBV, dấu hiệu bệnh không biểu hiện rõ ràng. Khi tôm nhiễm bệnh nặng và phát bệnh thường có biểu hiện một số dấu hiệu sau: Tôm có màu tối hoặc xanh tái, xanh xẫm. Tôm kém ăn, hoạt động yếu và sinh trưởng chậm (chậm lớn)

Sunday. July 31st, 2011
Bệnh Phát Sáng Bệnh Phát Sáng

Bệnh phát sáng xuất hiện quanh năm trên các loài tôm sú, thẻ, càng xanh... Bệnh có thể xảy ra trong tất cả các giai đoạn ương nuôi từ trứng đến tôm trưởng thành. Bệnh phát triển mạnh trong môi trường nước giàu dinh dưỡng, nhiều chất hữu cơ ở độ mặn cao, thiếu oxy hòa tan, lây lan nhanh trong mùa nóng

Sunday. July 31st, 2011
Bệnh Đen Mang Bệnh Đen Mang

Bệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm nuôi trong các ao nuôi có môi trường không tốt, mật độ nuôi dày. Mang và vùng mô nối mang với thân tôm có màu nâu hoặc đen. Khi nhiễm nặng các phụ bộ, chân và đuôi cũng bị đen. Tôm nổi đầu do thiếu oxy, bơi lờ đờ trên mặt nước, dạt vào bờ

Sunday. July 31st, 2011