Home / Hải sản / Tôm sú

Bệnh Phân Trắng Ở Tôm Sú Và Cách Phòng, Trị

Bệnh Phân Trắng Ở Tôm Sú Và Cách Phòng, Trị
Publish date: Thursday. August 22nd, 2013

Bệnh phân trắng thường xảy ra ở tôm 40-50 ngày tuổi trở lên, mức độ xảy ra nhiều nhất là 70-80 ngày tuổi. Phân trắng xuất hiện nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ nuôi, mức độ của bệnh và số lượng tôm nhiễm bệnh. Mặc dù bệnh không gây tôm chết đồng loạt nhưng làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi.

Sau đây là một số cách phòng, chống bệnh phân trắng ở tôm sú.

Xử lý môi trường ao nuôi tôm:

Chất hữu cơ nguồn gốc từ các chất cặn bã có trong đáy ao là môi trường rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển, gây tác hại cho tôm với cơ hội nhiễm bệnh cao. Cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

- Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nguồn nước bằng hóa chất và chế phẩm sinh học.

- Tỷ lệ thả tôm giống phải phù hợp, giống có chất lượng tốt, có chương trình cho tôm ăn đúng lượng cần thiết, quản lý, xử lý phiêu sinh vật tốt, kể cả việc xử lý tuần hoàn để sử dụng lại và việc loại bỏ vật bẩn trong ao phải thực hiện thường xuyên.

Xử lý đáy ao tốt trước khi nuôi tôm:

Kiểm tra thường xuyên số lượng vi khuẩn trong gan theo định kỳ :

Bằng cách kiểm tra số lượng vi khuẩn trong gan (chỉ với nhóm Vibrio).

Lấy mẫu : 10 con cắt bộ phận gan bỏ vào ống nhựa nhỏ đã vô trùng, cho vào dung dịch nước muối đã khử trùng 0,85%, nghiền nát và cấy trong môi trường TSBS. Nếu thấy vi khuẩn trong gan cao hơn 1x104 tế bào thì phải xử lý ngay.

Sử dụng men sinh học và Probiotic:

Trộn vào trong thức ăn, đây là hình thức đưa vào trong hệ thống tiêu hóa của tôm, một tập đoàn các vi sinh vật có lợi và các men tiêu hóa ngoại bào. Các vi khuẩn này sẽ ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh cho tôm, giúp tôm khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và tăng trưởng nhanh.

Phương pháp sử dụng: Trộn theo tỷ lệ 0,5 kg cho 200 kg thức ăn cho tất cả các lần ăn. Có những trại tôm đã bị bệnh phân trắng, saukhi sử dụng kháng sinh kết hợp NAVET-BIOZYM đã làm tôm khỏi bệnh.


Related news

Phòng Và Trị Bệnh Mềm Vỏ Kinh Niên Ở Tôm Phòng Và Trị Bệnh Mềm Vỏ Kinh Niên Ở Tôm

Bệnh mềm vỏ kinh niên là bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Biểu hiện của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại được, vỏ thường bị nhăn nheo, dễ rách nát nên dễ bị cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh, tôm có vỏ mềm yếu, vùi mình dạt bờ. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng mềm vỏ của tôm.

Saturday. July 6th, 2013
Qui Trình Công Nghệ Nuôi Tôm Sú Công Nghiệp Qui Trình Công Nghệ Nuôi Tôm Sú Công Nghiệp

Nước mặn / lợ được đưa vào ao lắng, trữ lắng 7-10 ngày, sát trùng, diệt mầm bệnh bằng clorin 15-30ppm (theo qui trình sử dụng clorin).

Sunday. July 7th, 2013
Cân Bằng Ammonia Trong Ao Nuôi Tôm Sú Cân Bằng Ammonia Trong Ao Nuôi Tôm Sú

Nuôi tôm sú đang là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, nghề nuôi tôm đã tiến đến việc thâm canh hoá ngày càng cao. Do đó, việc quản lý chất lượng nước trong môi trường ao nuôi ngày càng khó khăn, đặc biệt là sự phát sinh tính độc Ammonia (NH3) trong môi trường ao nuôi.

Thursday. August 8th, 2013
Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Vỗ Tôm Bố Mẹ Cho Đẻ Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Vỗ Tôm Bố Mẹ Cho Đẻ

Phong trào sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh đòi hỏi nguồn cung cấp tôm bố mẹ lớn. Nhưng việc xử dụng tôm bố mẹ ngoài tự nhiên bị hạn chế bởi tính mùa vụ và tập tính sinh sản

Saturday. July 6th, 2013
Bệnh Thân Đỏ Đốm Trắng Ở Tôm Sú Bệnh Thân Đỏ Đốm Trắng Ở Tôm Sú

Ở tôm sú, bệnh thường hay gặp nhất, khó ngăn ngừa và điều trị là bệnh thân đỏ đốm trắng. Theo các công trình nghiên cứu, tất cả các giai đoạn phát triển của tôm đều có thể nhiễm bệnh này. Giai đoạn phát triển mạnh nhất là từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi tôm thịt.

Saturday. July 6th, 2013