Xử Lý Nghiêm Việc Đưa Nước Mặn Vào Vùng Lúa 2 Vụ Để Nuôi Tôm

Huyện Thới Bình (Cà Mau) vừa thành lập đoàn cán bộ đi khảo sát thực tế về thực trạng người dân ấp 2, xã Tân Lộc tự ý đưa nước mặn vào vùng đất sản xuất lúa 2 vụ để nuôi tôm.
Tình trạng người dân tự ý đưa nước mặn vào đất lúa hai vụ để nuôi tôm đang có chiều hướng gia tăng và có nguy cơ diễn ra trên diện rộng. Đầu năm 2014 đến nay, ấp 2, xã Tân Lộc có gần 20 ha của 17 hộ dân tự ý đưa nước mặn vào đất lúa hai vụ để nuôi tôm, phá vỡ vùng quy hoạch, gây bức xúc trong Nhân dân.
Trong đó có 1 hộ là cán bộ đảng viên. Đến nay, toàn bộ diện tích vùng quy hoạch lúa hai vụ của 3 xã: Tân Lộc, Tân Phú và Tân Lộc Bắc của huyện Thới Bình đã bị người dân tự chuyển đổi sang nuôi tôm hơn 500 ha. Cụ thể, Tân Lộc: 154 ha, Tân Lộc Bắc hơn 80 ha, còn lại là Tân Phú.
Đoàn công tác mời 37 hộ của ấp 2 và ấp 5 cùng một số hộ trên địa bàn xã có ý định đưa nước mặn vào đất lúa hai vụ để nuôi tôm giáo dục và tuyên truyền răn đe trước khi xử lý nghiêm theo quy định hiện hành.
Related news

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi năm 2014 tăng trưởng khá cao, ước tính tăng 4- 5% so với năm 2013. Trong đó, chăn nuôi lợn tăng gần 3%, gia cầm khoảng 5%, bò sữa khoảng 12% và thức ăn chăn nuôi khoảng 6%. Giá vật tư đầu vào không tăng, trong khi sản phẩm đầu ra luôn ở mức cao, lợn nạc bình quân trong năm từ 47.000- 52.000 đồng/kg, ngành chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn, bò sữa, trứng gia cầm có lời khá lớn.

Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (tổng diện tích 69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC; 2 cơ sở sản xuất giống cá tra (hơn 6ha) được chứng nhận GlobalGAP, 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (hơn 8ha) được chứng nhận VietGAP, 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.

Hiện nay, Hà Nội có trên 2.000 thú y viên. Với lực lượng khá đông như vậy, đã góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và kiểm soát giết mổ, đảm bảo ATTP trên địa bàn TP.

Năm nay tổng diện tích gieo trồng vụ thu – đông của huyện Mường Chà là 250ha, tập trung vào 3 giống cây chủ lực: ngô, lạc và đậu tương. Diện tích cây vụ thu – đông nhiều nhất tập trung ở xã Mường Mươn với 120ha, chủ yếu là ngô; diện tích còn lại rải rác ở các xã: Na Sang, Sá Tổng và Pa Ham.

Không chỉ mỗi hộ của anh Mạnh “dở khóc dở cười” vì cây cao su mà còn có khoảng gần 30 hộ dân khác-với diện tích hàng trăm ha cao su đã và đang tiến hành chặt bỏ để chuyển sang trồng cà phê, tiêu bởi cùng một lý do là cây đến kỳ thu hoạch nhưng lại không có mủ hoặc có nhưng rất ít.