XK Gạo: Nên Bỏ Lượng, Theo Chất
Trước hết là do thế giới được mùa lương thực. Lúa mì, lúa gạo, sắn và hầu hết các loại ngũ cốc đều giảm giá. Trước đó, năm 2011, khi giá gạo biến động tăng thì nhiều nước đã NK với số lượng lớn khiến tồn kho cuối năm nhiều. Theo dự báo nhu cầu NK gạo trong năm 2012 sẽ giảm. Với Việt Nam là cường quốc XK gạo thứ 2 thế giới, khi thế giới giảm nhu cầu NK gạo thì chắc chắn chúng ta sẽ gặp khó khăn.
Điều bất ngờ nhất trên thị trường lúa gạo thế giới là, tính về khối lượng XK trong 2 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã bị đẩy xuống vị trí thứ 4. “Tuy nhiên điều này chưa đáng lo, tình hình có thể được cải thiện trong thời gian tới. Bởi vì, theo số liệu thống kê mới đây của VFA, tiến độ XK gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi đã khả quan hơn. Thứ hai, Philippines là bạn hàng NK gạo lớn của Việt Nam trong nhiều năm qua sắp trở lại thị trường, vì mùa mưa bão đang đến rất gần, buộc họ phải NK trước thời điểm bão đến. Khi đó, gạo phẩm cấp thấp (25% tấm) sẽ có thị trường tiêu thụ tốt hơn”, ông Bích dự báo.
Theo vị chuyên gia này, nhu cầu gạo phẩm cấp thấp trong những năm vừa qua rất lớn, cho nên Việt Nam đã phát triển những giống lúa chất lượng thấp nhưng đạt năng suất cao. Nhưng năm 2012, nhu cầu gạo phẩm cấp thấp sẽ giảm, tỉ lệ gạo chất lượng cao sẽ tăng lên. Ông Bích khuyến cáo rằng, DN cũng như nông dân nước ta cần bám sát theo những “tín hiệu” của thị trường, để chuyển đổi mô hình sản xuất cho phù hợp.
Trong năm 2011, XK gạo thơm của chúng ta đã tăng khá, tỉ lệ gạo phẩm cấp cao cũng sẽ dần tăng lên. Với gạo thơm XK sang thị trường Hồng Kông, dù chất lượng có thể thấp hơn so với các nước khác trong khu vực, nhưng chúng ta có lợi thế là giá rất cạnh tranh. Cho nên, gạo của chúng ta vẫn có thể chiếm lĩnh được tại những thị trường này. Vấn đề quan trọng nhất bên cạnh chất lượng là giá thành. Do đó, khi hướng đến sản xuất gạo phẩm cấp cao, Việt Nam vẫn có “cửa” để XK, chứ không đến mức không thể cạnh trạnh được.
Còn theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), sản lượng lương thực của nước ta liên tục tăng cao. Bình quân trong giai đoạn 2001-2011, mỗi năm chúng ta tăng 1,27 triệu tấn lương thực có hạt. Nhờ vậy, mặc dù dân số tăng nhanh, nhưng bình quân lương thực đầu người từ mức 435 kg năm 2001 đã tăng lên đạt 529 kg trong năm vừa qua. Tuy nhiên, ông Ngọc nhận định, sản lượng lúa gạo tăng đã đạt đỉnh, tương lai khó có thể tăng hơn nữa, vì trồng lúa đang đối mặt với nhiều thách thức. Diện tích trồng lúa đang bị đe dọa giảm dưới sức ép phải nhường đất cho công nghiệp hóa. Diện tích đất trồng lúa bình quân đầu người rất thấp (chỉ 600 m2/người), sản xuất manh mún nên rất khó áp dụng cơ giới hóa để tăng năng suất.
Giải pháp tối ưu nhất hiện nay trong SX lúa gạo phục vụ XK là “cánh đồng mẫu lớn”. Từ mô hình này, chúng ta hoàn chỉnh được hệ thống thủy lợi và giao thông, mỗi cánh đồng chỉ sử dụng 1-2 giống lúa, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác và thu hoạch...”, ông Nguyễn Trí Ngọc.
Khối lượng gạo hàng hóa XK tuy lớn, nhưng do 1 triệu hộ nông dân sản xuất với vô vàn giống khác nhau, khó kiểm soát chất lượng và độ thuần nhất về chủng loại sản phẩm. “Vấn đề nan giải nhất trong chuỗi giá trị của ngành hàng lúa gạo là có quá nhiều khâu trung gian. Lúa xuất bán từ nông dân đến các DN XK phải qua tay quá nhiều thương lái, họ đã lấy đi phần lớn lợi nhuận của nông dân, khiến nông dân được hưởng thù lao rất thấp”, ông Ngọc nhận xét.
Tại hội thảo, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, sản lượng lương thực nước ta khó tăng lên được nữa. Trong khi đó, những năm tới và ngay cả trong năm 2012, nhiều nước NK gạo lớn sẽ gia tăng đầu tư để sản xuất lúa của họ, giảm dần khối lượng NK. Vì vậy chiến lược của ngành hàng lúa gạo không nên tiếp tục đi theo hướng mở rộng khối lượng XK, mà cần tập trung vào tăng chất lượng để nâng cao giá bán, đồng thời cơ cấu lại chuỗi tiêu thụ lúa gạo để tăng lợi nhuận cho nông dân. Có như vậy, sản xuất và tiêu thụ lúa gạo mới bền vững và ổn định lâu dài.
Related news
Với tiềm năng về thuỷ sản với hơn 220.000 ha nuôi tôm, trong đó có trên 5.000 ha tôm nuôi công nghiệp, tuy nhiên, gần đây có gần 400 ha tôm bị bệnh mà nguyên nhân được ngành chức năng xác định là do dịch bệnh, tôm bị nhiễm độc. Yêu cầu thực tế đặt ra là tìm một hướng đi mới nhằm đa dạng hơn nữa nghề nuôi tôm.
Có 7 hộ gia đình tại các xã An Cư, An Nghiệp, An Xuân, An Ninh Tây và thị trấn Chí Thạnh tham gia dự án. Với tổng kinh phí hơn 575 triệu đồng, trong đó nguồn vốn khoa học công nghệ của huyện hỗ trợ hơn 111 triệu đồng, dự án đã được đầu tư nguồn con giống ban đầu 40 con, gồm 33 heo cái và 7 heo đực.
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gio Linh (Quảng Trị), tại Hợp tác xã Phước Thị, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh có 10ha nuôi cá nước ngọt, đang trong thời kỳ phát triển, thời gian qua đã xảy ra hiện tượng cá chết rải rác (chủ yếu là trắm cỏ), với trọng lượng bình quân 1kg/con do bị bệnh viêm ruột và xuất huyết.
Hiện tượng rụng trái non trên cây có múi như cam, quýt, chanh và nhiều loại cây khác là một hiện tượng tự nhiên bình thường. Ở một số loại cây như xoài, nhãn... tỉ lệ trái non bị rụng phổ biến tới trên 90%. Tuy vậy, nếu bị rụng quá nhiều sẽ làm giảm năng suất trồng trọt và cần có các biện pháp hạn chế hiện tượng này.
Ngày 28-4, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Hà Tĩnh cho biết, thời gian gần đây, nhiều ngư dân ở huyện ven biển Lộc Hà đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm kiếm những nguồn lợi thủy sản mới như ốc mỡ, sứa biển góp phần bù đắp sự thiếu hụt của các nguồn lợi thủy sản truyền thống, như mực, cá cơm, ruốc, cá trích…