Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Vùng Chăn Nuôi An Toàn Tại Nam Định, Thái Bình

Xây Dựng Vùng Chăn Nuôi An Toàn Tại Nam Định, Thái Bình
Publish date: Monday. November 3rd, 2014

Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn để xuất khẩu tại 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình là nhằm phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị góp ý “Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn để xuất khẩu tại tỉnh Nam Định và Thái Bình”. Tham dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và Thái Bình cùng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ.

Tỉnh Nam Định hiện có đàn lợn hơn 760.000 con, với 138 trang trại và khoảng 10.000 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó có 1 cơ sở chăn nuôi lợn đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trong khi đó, đàn lợn của tỉnh Thái Bình hiện có gần 1,1 triệu con, với 2 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng.

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, việc lựa chọn Nam Định và Thái Bình triển khai thí điểm Đề án là dựa vào vị trí địa lý và điều kiện đảm bảo an toàn về dịch lở mồm long móng, dịch tả lợn của các địa phương thời gian qua, đồng thời cũng là nơi thuận lợi về giao thông trong lưu thông và vận chuyển phục vụ xuất khẩu…

Hội nghị tập trung đóng góp ý kiến vào các tiêu chí, khái niệm và giải pháp xây dựng vùng an toàn dịch; vai trò trách nhiệm của các trang trại, kinh tế hộ chăn nuôi khi tham gia Đề án...

Hầu hết đại biểu cho rằng, Đề án nếu được phê duyệt sẽ giúp địa phương nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh trên gia súc, hướng tới thanh toán dịch lở mồm long móng và dịch tả trên lợn, tạo điều kiện thuận lợi về đầu ra tiêu thụ sản phẩm và phục vụ xuất khẩu.

Tuy nhiên, Đề án cần làm rõ quy trình xây dựng, cũng như công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh ở địa phương theo tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi hay tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới; vấn đề phân cấp trong chỉ đạo, triển khai và nguồn kinh phí thực hiện Đề án…

Ông Ninh Văn Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Nam Định nêu ý kiến: "Hiện nay, sản lượng thịt lợn của Nam Định thấp hơn Thái Bình khoảng 130.000 tấn/năm. Sản lượng này tiêu thụ trong tỉnh khoảng 70%, còn lại xuất ra các tỉnh ngoài, hoặc có xuất khẩu thì cũng chỉ khoảng 30%. Tôi nghĩ là tên Đề án chưa nên lấy tên xây dựng vùng an toàn dịch tập trung vào 2 loại dịch bệnh dịch tả và lở mồm long móng trên lợn, mà nên đặt tên là Đề án xây dựng cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh để phát triển chăn nuôi bền vững cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu sẽ phù hợp hơn với xu thế phát triển chăn nuôi”.

Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Vũ Văn Tám cho biết: Bộ sẽ tiếp thu và tổng hợp các ý kiến trước khi có Quyết định phê duyệt Đề án, trong đó, Nam Định và Thái Bình sẽ là 2 địa phương triển khai thí điểm khi Đề án được thông qua.


Related news

Dịch Bệnh Gây Hại 31,5 Ha Tôm Nuôi Dịch Bệnh Gây Hại 31,5 Ha Tôm Nuôi

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, đến nay, nông dân các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn đã sử dụng trên 1.915 ha mặt nước để nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Điều đáng lo ngại là tình hình dịch bệnh tôm diễn biến khá phức tạp, hiện có 31,5 ha mặt nước nuôi tôm tại huyện Phù Mỹ, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn đã bị dịch bệnh do virút đốm trắng và bệnh do môi trường gây hại. Đáng lo ngại là có một số vùng nuôi tôm đã xuất hiện hội chứng tôm chết sớm khiến cho người nuôi tôm lo lắng. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền các địa phương khoanh vùng để xử lý dịch bệnh, nhằm khống chế và hạn chế dịch bệnh lây lan, đồng thời hướng dẫn người nuôi tôm áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ tôm nuôi.

Thursday. June 6th, 2013
Mô Hình Nuôi Lợn “Không Tắm” Mang Lại Hiệu Quả Cao Mô Hình Nuôi Lợn “Không Tắm” Mang Lại Hiệu Quả Cao

Tỉnh Tiền Giang đang thực hiện thí điểm mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, không tắm cho lợn suốt quá trình nuôi, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Thursday. June 6th, 2013
114 Trại Được Cấp Chứng Nhận An Toàn Dịch Bệnh 114 Trại Được Cấp Chứng Nhận An Toàn Dịch Bệnh

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y Đồng Nai đã hướng dẫn và đề nghị cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh cho 18 trang trại chăn nuôi trong tỉnh và tái đăng ký cho 46 trang trại. Hiện toàn tỉnh có 114 cơ sở chăn nuôi đã được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh, gồm 65 trang trại gà và 49 trang trại heo

Thursday. June 6th, 2013
Những Giống Lúa Lai Thích Nghi Với Độ Mặn Cao Những Giống Lúa Lai Thích Nghi Với Độ Mặn Cao

Đề tài Tuyển chọn các giống lúa chịu mặn thích nghi với vùng canh tác lúa chịu ảnh hưởng mặn ven biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được chính thức triển khai từ năm 2011 đến năm 2013.

Thursday. June 6th, 2013
Xây Dựng Mô Hình Khắc Phục Hiện Tượng Sượng Trái Sầu Riêng Xây Dựng Mô Hình Khắc Phục Hiện Tượng Sượng Trái Sầu Riêng

Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre đã tổ chức Hội đồng Khoa học nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre”, do Thạc sĩ Bùi Thanh Liêm (công tác tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách) làm chủ nhiệm.

Thursday. June 6th, 2013