Xây Dựng Thí Điểm 01 Mô Hình Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị
Chiều 11-7, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và tổ chức mô hình thí điểm sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị.
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc chủ trì Hội nghị; dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành liên quan, lãnh đạo UBND các huyện Tuy An, Đông Hòa, TX Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa.
Ngày 07/7/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Theo đó, quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân (gọi là chủ tàu) đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác thủy sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.
Trong đó, đối với chính sách tín dụng, chủ tàu đóng mới hay nâng cấp tàu được vay ngân hàng tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp; thời hạn vay tới 11 năm; lãi suất chủ tàu phải trả thấp nhất là 1%/năm và cao nhất chỉ là 3%/năm…
Để chuẩn bị thực hiện đề án thí điểm mô hình sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị của Chính phủ tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, tỉnh Phú Yên đang vận động xây dựng mô hình liên kết từ khâu khai thác, bảo quản - thu mua - chế biến - xuất khẩu cá ngừ do Công ty CP Bá Hải liên kết với 20-30 chủ tàu khai thác cá ngừ Phú Yên.
Nhiệm vụ từ nay đến hết năm 2015, ưu tiên thành lập các tổ, đội sản xuất trên biển đối với các tàu cá đăng ký tham gia hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Trong đó, 100% tàu khai thác cá ngừ được tổ chức sản xuất theo mô hình tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển; xây dựng thí điểm 01 mô hình sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị.
Được biết hiện nay, toàn tỉnh có 6.146 tàu cá, trong đó 1.044 tàu cá công suất từ 90CV trở lên; có 103 tổ tàu thuyền an toàn với 919 tàu cá tham gia; 5 nghiệp đoàn nghề cá. Trong những năm qua, các mô hình tổ tàu thuyền an toàn, các tổ sản xuất hình thành tự nguyện trong cộng đồng ngư dân đã tích cực hỗ trợ nhau trong sản xuất; thực hiện cứu nạn cứu hộ, phòng chống lụt bão theo phương châm 4 tại chỗ; góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên biển.
Tuy nhiên, trong bối cảnh có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác thủy sản trên biển hiện nay như nhu cầu mở rộng ngư trường khai thác; tổn thất sau thu hoạch khá cao, từ 20-30% giá trị sản phẩm; chi phí đầu vào cho chuyến biển không ngừng tăng; an ninh trật tự trên biển ngày càng phức tạp.
Các mô hình liên kết trong sản xuất hiện có của tỉnh do ngư dân tự nguyện hình thành, liên kết thiếu bền vững; chỉ hỗ trợ nhau về thông tin thời tiết, ngư trường, thiên tai địch họa; chưa liên kết được các dịch vụ hậu cần như: liên kết khai thác và luân phiên vận chuyển sản phẩm về bờ và vận chuyển nhiên liệu, thực phẩm ra biển cung cấp cho các tàu khác trong tổ để kéo dài thời gian chuyến biển, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm; thiếu quy chế hoạt động, thiếu hợp đồng hợp tác, chưa hình thành được mô hình liên kết ngang, liên kết dọc theo chuỗi giá trị…
Related news
Những năm qua, mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, Cà Mau. Từ mô hình này đã giúp cho nhiều hộ dân vươn lên ổn định cuộc sống. Trong đó phải kể đến ông Trần Văn Ðường, ngụ ấp Ðông Hưng là một trong những hộ nuôi dê đầu tiên của xã.
Nhìn những quả na dai to đều, nặng trĩu khắp các cành cao, cành thấp mới cảm nhận được nỗ lực chịu thương, chịu khó học hỏi không ngừng của vợ chồng anh Nguyễn Văn Thuyết để có được những bí quyết hay và thành quả của ngày hôm nay.
Đây là mô hình nằm trong chương trình Đề án về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản có nguồn gốc nuôi trồng nhằm mục tiêu tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật giúp người nuôi từng bước tiếp cận với phương thức sản xuất mới từ đó nâng cao trình độ sản xuất, thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Cá chày mắt đỏ là một trong những loài cá bản địa sống ở các sông, hồ tự nhiên khu vực phía Bắc, đến nay trở nên quý hiếm do sản lượng ngày càng suy kiệt. Việc nhân giống cá chày mắt đỏ và phổ biến quy trình nhân giống có ý nghĩa lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học tự nhiên, đồng thời gợi mở cho các hộ nuôi trồng thủy sản một hướng phát triển kinh tế tiềm năng.
Nằm ở lưu vực sông Sêrêpôk đoạn qua xã Ea Na, huyện Krông Ana, nơi nối liền hai huyện Krông Ana (tỉnh Dak Lak) và huyện Krông Nô (tỉnh Dak Nông) có một trang trại cá diêu hồng, với sản lượng cá xuất ra hàng ngày lên tới 3-5 tấn. Vì nằm trên cồn, biệt lập với đất liền nên người dân quanh vùng đặt tên cho nơi này là "đảo cá".