Nuôi Cá Rô Phi Theo Hướng GAP
Chọn giống cá rô phi đơn tính đực, nuôi thả theo hướng GAP, mô hình thí điểm nằm trong khuôn khổ dự án phát triển nuôi cá theo quy trình bán thâm canh được thực hiện tại xã Trung Minh và Dân Chủ (thành phố Hòa Bình) không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế hộ mà còn mở rộng khuyến cáo ở địa bàn 11 huyện, thành phố trong tỉnh.
Đây là mô hình do Chi cục Thủy sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia đầu tư, triển khai thực hiện. Bước đầu xây dựng mô hình, 3 hộ được lựa chọn có đủ điều kiện về ao nuôi, nhân lực, kinh phí đã hưởng ứng và tự nguyện cùng đầu tư, trong đó, dự án hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn, thuốc phòng. Chi cục Thủy sản đã cử cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình đến từng hộ hướng dẫn cách chuẩn bị và cải tạo ao theo yêu cầu kỹ thuật. Các ao nuôi được tẩy phơi trước khi cho nước vào thả cá. Cá giống cung ứng về các hộ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, giống khỏe, đủ số lượng nên tỷ lệ hao hụt không đáng kể. Ngoài hướng dẫn, cán bộ kỹ thuật còn tổ chức kiểm tra thường xuyên và cấp thức ăn hỗ trợ theo đợt.
Để các hộ yên tâm và có thêm kỹ thuật nuôi, sau khi tiến hành thả cá giống, Chi cục Thủy sản đã mở lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật với các nội dùng kỹ thuật nuôi bán thâm canh cá rô phi đơn tính đực theo hướng GAP thu hút không chỉ hộ tham gia mô hình trực tiếp mà còn có rất đông các hộ có cùng sở thích nuôi cá rô phi học tập. Là một trong số các hộ thực hiện mô hình, ông Trần Viết Ngân ở xã Trung Minh bộc bạch: Tập huấn rồi, chúng tôi hiểu được vấn đề chăm sóc, quản lý có ảnh hưởng lớn đến năng suất thu hoạch như thế nào. Muốn nuôi thành công, ao phải được cải tạo tốt, cho cá ăn thức ăn theo từng giai đoạn phát triển, sử dụng thức ăn tinh hàng ngày, bón vôi phòng bệnh cho cá theo chu kỳ...
Chúng tôi còn được thăm quan các mô hình nuôi và trang trại nuôi thủy sản ở xã Thung Nai (Cao Phong) giúp trang bị kiến thức thực hành áp dụng vào thực tiễn. ông Nguyễn Văn Lý, hộ tham gia mô hình ở xã Dân Chủ cho biết thêm: Sau nhiều năm nuôi cá rô phi theo cách đơn thuần, cỡ cá nhỏ, chăm sóc kém nên năng suất thấp, đây là lần đầu tiên hộ nuôi đạt được tốc độ sinh trưởng, cỡ cá thu hoạch cũng như tỷ lệ sống cao và thực sự có lãi. Qua thực hiện mô hình, tỷ lệ sống của cá đều đạt từ 70%. Đặc biệt, đây là loài cá không khó chăm sóc và ít bị bệnh dịch. Vì là loài ăn tạp nên cho cá ăn thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến đều được.
Sau 6 tháng đầu tư chăm sóc, các hộ dân xã Dân Chủ, Trung Minh tham gia mô hình vừa phấn khởi thu hoạch lứa cá được thâm canh theo quy trình GAP. Nếu như trước đây, các hộ nuôi cá rô phi ta thả là chính thì nay nhờ mật độ nuôi thích hợp, chăm sóc đúng quy trình, cỡ cá thu hoạch bình quân ở các hộ từ 0,5 kg/con trở lên, có con trọng lượng từ 0,9 - 1 kg, cho năng suất 79 kg/m2. ông Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản đánh giá: Rô phi đơn tính là loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, lớn nhanh, thịt thơm ngon. Thành công của mô hình là cơ sở để hộ dân có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế. Với tổng diện tích ao của 3 hộ 10.000 m2, vụ thu hoạch cho tổng thu 3,5 triệu đồng. Trừ chi phí nuôi 210 triệu đồng, các hộ đảm bảo công và lãi 95 triệu đồng.
Related news
Cách đây 10 năm, nhận thấy heo rừng dễ nuôi, nguồn thức ăn cho chúng chủ yếu từ thiên nhiên, cựu chiến binh Chung Văn Tuấn, ngụ xã Tân Điền (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chọn nuôi và ông đã thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi này.
Với mong muốn được bảo tồn loài vật nuôi truyền thống của người H’re, Chủ tịch UBND xã Ba Vinh (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) đã lặn lội khắp nơi tìm từng con gà Re về nhân giống. Kết quả bước đầu mang lại hiệu quả ngoài mong đợi với số lượng đàn gà lên đến hàng trăm con, khỏe mạnh và phát triển tốt.
Đây là hợp đồng bảo hiểm tàu cá đầu tiên theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản trong đó có chính sách bảo hiểm cho ngư dân được cơ quan bảo hiểm bồi thường.
Mới đây, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở NN&PTNT Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Định hướng công tác quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS)”.
Chúng tôi về Cty CP Mía đường Lam Sơn (Lasuco) khi đoàn chuyên gia của Viện Nghiên cứu Mía đường Ấn Độ do ông Susil Solomon, Viện trưởng dẫn đầu, đang cặm cụi bên những giống mía năng suất, chất lượng nhất.