Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Hồ Tiêu Bền Vững Ở Chư Pưh (Gia Lai)

Phát Triển Hồ Tiêu Bền Vững Ở Chư Pưh (Gia Lai)
Publish date: Saturday. August 17th, 2013

Với tổng diện tích 2.450 ha (trồng mới 165 ha), sản lượng bình quân hàng năm trên 8.000 tấn, Chư Pưh được xem là “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên những năm trở lại đây cùng với việc người dân ào ạt trồng tiêu thì bệnh chết nhanh, chết chậm, tiêu điên trên cây tiêu diễn biến tương đối phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng.

Khắc phục tình trạng trên, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh đã đưa ra nhiều biện pháp giúp người trồng tiêu phòng ngừa, đồng thời mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và cách phát hiện sớm bệnh trên cây tiêu.

Ông Nguyễn Xuân Hùng- Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh cho biết: Việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như chú trọng canh tác cây hồ tiêu theo hướng bền vững là ưu tiên hàng đầu của huyện trong những năm qua. Do đó, trong thời gian qua Phòng Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Huế triển khai mô hình IPM trên cây hồ tiêu.

Đã tổ chức lớp tập huấn TOT cho 65 cán bộ cấp xã, huyện và lớp FFS dành cho các trưởng thôn, già làng, những người trồng tiêu trên địa bàn với 165 người tham gia. Mục đích là phổ biến cho người dân trồng tiêu trên địa bàn huyện về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây tiêu theo hướng bền vững cũng như cách phòng ngừa và sớm phát hiện bệnh chết nhanh, chết chậm, tiêu điên… để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT cũng đã đưa ra nhiều khuyến cáo người dân không nên ào ạt mở rộng diện tích trồng mới mà bất chấp đất đai có phù hợp với cây tiêu hay không, nhất là những vùng đất trũng để tránh rủi ro.

Người dân cần phải thường xuyên kiểm tra vườn tiêu để phát hiện các dấu hiệu của bệnh, đào rãnh thoát nước tránh ngập úng trong mùa mưa. Hướng dẫn người dân kỹ thuật xử lý trụ, đất và phun thuốc phòng trừ tuyến trùng, bệnh thối gốc, thân trước khi tiến hành trồng nhằm hạn chế mầm bệnh tích lũy, lây lan cho vườn tiêu. Đối với các vườn tiêu già cỗi, chết do bệnh chết nhanh, chết chậm, người dân cần chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng ngắn ngày như bắp, đậu các loại… 2 - 3 năm nhằm cải tạo đất trước khi trồng lại cây tiêu.

Mặt khác, nhận thấy mô hình trồng tiêu trên cây trụ sống mang lại hiệu quả kinh tế bền vững, vừa kéo dài thời gian khai thác vườn tiêu, vừa hạn chế các loại dịch bệnh gây hại trên cây tiêu, lại giảm bớt chi phí đầu tư cho người dân, hạn chế tình trạng phá rừng nên thời gian qua, Phòng Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn, Trạm Khuyến nông triển khai nhân rộng mô hình trồng cây tiêu trên cây trụ sống.

Ông Hùng cho biết thêm: Thời gian tới Phòng sẽ tiến hành trồng thử nghiệm giống tiêu ghép giữa thân cây tiêu ở rừng Amazon với cây tiêu địa phương có ưu điểm sinh trưởng tốt, kháng được nhiều loại sâu bệnh hại. Nếu giống tiêu ghép này phù hợp với chất đất, khí hậu nơi đây và cho năng suất, sản lượng cao thì sẽ tiến hành nhân rộng giống tiêu này trên toàn địa bàn huyện.

Với những định hướng cụ thể cho sự phát triển bền vững cây hồ tiêu trên đất Chư Pưh của các ngành chức năng, hy vọng cây hồ tiêu sẽ tiếp tục góp phần xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội huyện Chư Pưh nói riêng cũng như của tỉnh nói chung.


Related news

Thời Tiết Thuận Lợi, Ngư Dân Khôi Phục Diện Tích Nuôi Nghêu Thời Tiết Thuận Lợi, Ngư Dân Khôi Phục Diện Tích Nuôi Nghêu

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, tình hình nuôi nghêu trên biển Tân Thành năm nay thuận lợi, không xảy ra tình trạng nghêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng cho địa phương như các năm vừa qua.

Wednesday. June 18th, 2014
Thả Tép Ra Đồng Thả Tép Ra Đồng

Lần theo địa chỉ được anh bạn giới thiệu, tìm về đúng khóm Tây Khánh 7, phường Mỹ Hòa (Tp. Long Xuyên, An Giang), chúng tôi hỏi thăm suốt dọc đường mà nghe tên ông Ba Kim ai cũng lắc đầu ngơ ngác. Nhưng chỉ cần “quá bộ” vài bước xuống cánh đồng ngay kế lộ, thì người nào cũng biết và nhiệt tình chỉ đường về “trại tép Ba Kim”.

Wednesday. June 18th, 2014
Sản Lượng Thủy Sản Ước Tăng Hơn 1 Nghìn Tấn Sản Lượng Thủy Sản Ước Tăng Hơn 1 Nghìn Tấn

Nơi có sản lượng đạt cao là Yên Dũng, Tân Yên, Lạng Giang, Việt Yên do nông dân đầu tư mở rộng diện tích nuôi thâm canh; công tác kiểm soát chất lượng thức ăn thủy sản, giống và phòng chống dịch bệnh trên cá được chú trọng đã hạn chế rủi ro cho người chăn nuôi.

Wednesday. June 18th, 2014
Dầu Tiếng (Bình Dương) Nỗ Lực Đưa Ngành Chăn Nuôi Phát Triển Ổn Định Dầu Tiếng (Bình Dương) Nỗ Lực Đưa Ngành Chăn Nuôi Phát Triển Ổn Định

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của huyện Dầu Tiếng có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp khá lớn cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện. Cùng với việc phát huy thế mạnh chăn nuôi trong nông nghiệp, hiện Dầu Tiếng (Bình Dương) đang tập trung phát triển ngành này theo hướng công nghiệp.

Wednesday. June 18th, 2014
Hội Nông Dân Yên Đồng Thực Hiện Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Hội Nông Dân Yên Đồng Thực Hiện Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn

Với diện tích canh tác trên 740ha; trong đó đất 2 lúa có 445ha, đất chuyên màu trên 293ha, Yên Đồng là một trong những xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn của huyện Ý Yên (Nam Định). Triển khai chương trình hỗ trợ nông dân sản xuất rau an toàn của Hội Nông dân (HND) tỉnh từ năm 2009, HND xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ nông dân chuyển đổi hơn 150ha đất 2 lúa ở các cánh đồng thôn Cốc Dương, An Trung sang trồng rau sạch nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác.

Wednesday. June 18th, 2014