Xây Dựng Vùng Nguyên Liệu Cá Tra Phục Vụ Xuất Khẩu
Đến hết tháng 5-2014, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thả nuôi 2.954 ha, diện tích thu hoạch 1.478 ha, sản lượng thu hoạch hơn 335 nghìn tấn cá tra. Giá cá tra nguyên liệu trong tháng 4-2014 đạt đỉnh điểm với mức 27 nghìn đồng/kg, với mức giá này người nuôi có lãi để tái sản xuất.
Bốn tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt hơn 545 triệu USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, cho đến nay công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch cá tra vẫn còn nhiều bất cập, giá vật tư đầu vào vẫn cao, trong khi giá thành sản phẩm bấp bênh gây khó khăn cho doanh nghiệp và người nuôi; hạn mức cho vay sản xuất cũng mới chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu đầu tư.
Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch, khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các hộ nuôi nhỏ lẻ; áp dụng chính sách tín dụng đặc thù theo Nghị định 36 để xây dựng các vùng nguyên liệu cá tra phục vụ chế biến xuất khẩu.
Related news
Khoảng hơn 1 tháng nay, trong khi gà tiêu thụ chậm do người dân sợ dịch cúm gia cầm, thì lượng thịt lợn bán ra lại tăng đáng kể.
Đối với bà con nông dân, ngô vụ đông góp phần làm dồi dào thêm nguồn nông sản để phát triển chăn nuôi hàng hóa. Tuy nhiên, ngô vụ đông chín muộn, năng suất, sản lượng thấp đang khiến người nông dân đối mặt với nhiều khó khăn...
Do thời tiết rét đậm vào đúng thời điểm nông dân miền Bắc xuống đồng gieo sạ và cấy, nên ở nhiều nơi đã xảy ra hiện tượng mạ chết, buộc nông dân phải làm đất gieo cấy lại.
Việc thiết kế xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà là cấp thiết để làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà ở Khánh Hòa và trên toàn quốc.
Tiêu đang xanh tốt, tự nhiên vàng lá rũ xuống rồi chết hàng loạt, khiến hàng trăm hộ trồng tiêu ở xã Đắk Ơ (Bù Gia Mập - Bình Phước) đứng ngồi không yên. Bao nhiêu tiền của, công sức đầu tư nay đứng nhìn cây tiêu chết dần vì bệnh lạ.