Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Giống Chất Lượng Cao Phải Đợi Đến Khi Nào?

Tôm Giống Chất Lượng Cao Phải Đợi Đến Khi Nào?
Publish date: Friday. June 13th, 2014

Năm 2013, tỉnh Cà Mau bắt tay triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống, Đề án được kỳ vọng sẽ tạo được nguồn giống đủ lớn nhắm đáp ứng nhu cầu nuôi tôm trong tỉnh.

Kỳ vọng lớn

Tính đến nay, tỉnh Cà Mau có khoảng 876 cơ sở sản xuất và 223 cơ sở kinh doanh tôm giống. Mỗi năm các cơ sở này sản xuất, cung ứng trên 9 tỷ con giống. Huyện Năm Căn có trên 25.000 ha nuôi tôm, chiếm trên 50% diện tích tự nhiên. Toàn huyện hiện có trên 320 cơ sở sản xuất tôm giống, với trên 7.800 bể ương; mỗi năm, các cơ sở này sản xuất trên 3 tỷ post tôm giống, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu người nuôi về cả số lượng và chất.

Tuy nhiên, theo một số người nuôi tôm tại ấp 1, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, chưa nói đến số lượng tôm giống của địa phương còn thiếu, mà chất lượng tôm xuất trại tại đây chỉ đạt mức trung bình khá. Vì vậy, việc triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh hy vọng sẽ đem lại nguồn tôm giống chất lượng, giúp người nuôi an tâm cho mỗi vụ nuôi.

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau cũng cho rằng, Đề án được triển khai thực hiện sẽ tạo bước đột phá trong quản lý, góp phần nâng cao chất lượng tôm giống, nhằm phục vụ nhu cầu nuôi tôm trong tỉnh thời gian tới. Đến nay, Sở đã tổ chức 3 cuộc hội thảo triển khai Đề án và đang thu mẫu tôm kiểm tra chất lượng, chuẩn bị đào tạo, tập huấn.

Theo nhiều doanh nghiệp sản xuất tôm giống tại Cà Mau, Đề án triển khai sẽ đưa các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ vào “quỹ đạo” sản xuất đảm bảo đúng quy trình, hạn chế tình trạng “chui” khi cơ quan quản lý kiểm tra.

Ngành chức năng vào cuộc

Ông Trương Quốc Bình, thành viên Ban Chỉ đạo Đề án, khẳng định, việc quản lý tôm giống chất lượng hiện nay không đơn giản và phải trông chờ vào “tâm” của các nhà sản xuất giống, bên cạnh khâu quản lý nhà nước. Trên thực tế, quản lý nhà nước khó “đuổi” kịp được những cơ sở sản xuất không chấp hành quy định.

Nhiều cơ sở đăng ký sản xuất với quy mô một đằng nhưng thực tế sản xuất số lượng lớn hơn nhiều. Những số lượng “khống” thì khó ai quản lý và đảm bảo chất lượng; khi cơ quan quản lý kiểm tra, các cơ sở này đã kịp “ém” tang vật, gây khó cho công tác quản lý. Hoặc chấp nhận chịu phạt rồi tiếp tục vi phạm.

Đề án được triển khai thực hiện với tổng kinh phí trên 264 tỷ đồng, sẽ nâng cao chất lượng tôm giống theo từng giai đoạn. Năm 2016 có 90% cơ sở sản xuất tôm giống trong quy hoạch và đến 2020 số lượng nâng lên 100%. Phấn đấu 100% cơ sở áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Đến năm 2020 sẽ xây dựng 2 khu sản xuất giống tập trung, đảm bảo đủ điều kiện hạ tầng thu hút doanh nghiệp đầu tư; cung ứng 60% con giống chất lượng cho người nuôi tôm.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân sử dụng con giống có chất lượng như trong Đề án. Tăng cường quản lý chặt tôm bố mẹ, môi trường, hệ thống chất lượng nước, quan trắc môi trường phục vụ khu vực sản xuất nhu cầu giống tập trung; đồng thời nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn từng khâu… Để Đề án đạt hiệu quả cần sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía, cả người nuôi, doanh nghiệp và cơ quan chức năng.

Nhiều doanh nghiệp và người nuôi tôm mong muốn cần điều chỉnh quy hoạch, sắp xếp lại cơ sở kinh doanh giống để quản lý chặt hơn. Nghề nuôi tôm ngày càng khó khăn hơn do nhiều yếu tố, trong đó có chất lượng tôm giống. Vì vậy, cần triển khai đồng bộ, tích cực với tất cả các bên liên quan trong quá trình thực hiện.


Related news

Mô Hình Nuôi Lươn Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Lươn Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Vài năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) thực hiện mô hình nuôi lươn trong hồ xi măng, mủ bạt đạt hiệu quả kinh tế cao, vươn lên khá giàu.

Thursday. May 30th, 2013
Giá Lúa Hè Thu Tiếp Tục Giảm Ở Đồng Tháp Giá Lúa Hè Thu Tiếp Tục Giảm Ở Đồng Tháp

Thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đã thu hoạch được 25% diện tích lúa hè thu, tương dương khoảng 2.600ha, năng suất trung bình đạt 5,5 tấn/ha. Dự kiến khoảng cuối tháng 6 toàn huyện sẽ thu hoạch dứt điểm hơn 11 ngàn ha.

Thursday. May 30th, 2013
Sản Lượng Cá Ngừ Giảm Do Khai Thác Bằng Đèn Cao Áp Ở Phú Yên Sản Lượng Cá Ngừ Giảm Do Khai Thác Bằng Đèn Cao Áp Ở Phú Yên

Lão ngư Phạm Đáng, chủ tàu cá PY 92447 ở TP Tuy Hòa cho biết, chuyến biển mới đây, tàu của ông nằm ngoài khơi đến cả tháng trời, câu được có vài con cá, bán được hơn 22 triệu đồng, tính ra lỗ đến hơn 150 triệu đồng. Tương tự như ông Đáng, sợ thua lỗ, nhiều ngư dân ở tỉnh Phú Yên chấp nhậnnằm bờ. “Đã 1 tháng nay chúng tôi không dám đi làm vì giá thành cá quá thấp không đủ trang trải chi phí. Hơn nữa, hiện nay câu cá bằng loại đèn cao áp 1.000W - 1.500W sẽ làm thịt cá ngừ bị ảnh hưởng, không đảm bảo cho xuất khẩu. Chúng tôi mong muốn Nhà nước xem lại lệnh cấm dùng đèn giàn truyền thống” - ông Phạm Đáng nói.

Friday. May 31st, 2013
Cánh Đồng Mẫu Cà Phê Đầu Tiên Tại Tây Nguyên Cánh Đồng Mẫu Cà Phê Đầu Tiên Tại Tây Nguyên

UBND TP. Buôn Ma Thuột vừa phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Công ty TNHH Dak Man Việt Nam, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang triển khai thực hiện cánh đồng mẫu cà phê tại xã Hòa Thuận – TP. Buôn Ma Thuột.

Friday. May 31st, 2013
Kinh Tế Hộ Gia Đình, Cách Làm Hiệu Quả Kinh Tế Hộ Gia Đình, Cách Làm Hiệu Quả

Đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông Phạm Văn Phú, ở thôn Suối Nhum, xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) một ngày đầu tháng tư. Dưới cái nắng gay gắt của vùng đất khô hạn, vậy mà vợ chồng ông đã tạo dựng nên mô hình sản xuất các giống cây hoa màu xanh tốt. Lân la trò chuyện cùng ông bên vườn cây màu đang bước vào mùa thu hoạch. Ông Phú tiết lộ: “Gia đình về vùng đất nghèo khô hạn này từ năm 2000.

Friday. May 31st, 2013