Kiên Trì Nuôi Ếch Mang Lại Hiệu Quả
Năm 2012, chú Phan Văn Có, ngụ ấp 2 (Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho - Tiền Giang) được tham quan thực tế các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt tại thị xã Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức.
Sau đó, chú thử nghiệm các mô hình nuôi lươn, ba ba, cá rô đầu vuông… Bước đầu bị thất bại, chú kiểm nghiệm lại và rút ra bài học về kỹ thuật nuôi. Không nản chí, sau nhiều đêm trăn trở, chú quyết định chuyển sang mô hình nuôi ếch trong ao nhân tạo.
Khởi đầu, chú mua 20 cặp ếch bố mẹ và 2.000 ếch con với tổng số tiền 3 triệu đồng để nuôi thử trong ao nhân tạo. Do không nắm vững đặc điểm sinh lý và cách phòng trị bệnh nên số ếch mới mua về bị hao hụt khá nhiều; ếch bị mắc các chứng bệnh như: đỏ đùi, lồi hậu môn, sình bụng, gan và thận có mũ, mù mắt…
Trong lúc tưởng chừng như bế tắc, được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đến hỗ trợ kiểm tra bệnh trạng của ếch, hướng dẫn cách điều trị và biện pháp phòng, chống những bệnh thông thường, đàn ếch của chú đã dần hồi phục và sinh trưởng tốt.
Qua quá trình nuôi, chú tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc xác định nguyên nhân và cách phòng trị bệnh cho ếch như: bệnh đỏ đùi thường do thời tiết thay đổi làm ếch bị sốc; bệnh lồi lậu môn, mù mắt, quẹo cổ thường do nước trong ao bị bẩn… Sau mỗi đợt nuôi, chú phơi đáy ao, dùng vôi để sát trùng. Việc sử dụng lá dừa làm nơi trú ngụ cho ếch con (thay cho vạt tre) chẳng những khắc phục được tình trạng lây lan dịch bệnh, chú còn phát hiện ra chất chát tiết ra từ lá dừa có tác dụng phòng trị bệnh tiêu chảy cho ếch rất hiệu quả.
Hiện tại, trại ếch của chú gồm có 16 bể (diện tích 12 m2/bể, cao 0,9 mét) với tổng cộng 150 cặp ếch bố mẹ và 5.000 ếch thịt. Ếch cái mỗi năm đẻ 3 lần, mỗi lần đẻ khoảng 2.000 trứng, tỷ lệ nở đạt 25% (500 con). Ếch con được nuôi dưỡng khoảng 35 ngày tuổi (kích cở bằng ngón tay), chú xuất bán với giá 1 ngàn đồng/con. Ếch con nuôi trong vòng 3 tháng là có thể xuất bán (trọng lượng 0,2 - 0,25 kg/con); tùy thời điểm, thương lái từ TP. Hồ Chí Minh, các quán ăn trong, ngoài tỉnh thu ếch thịt với mức giá dao động từ 35-70 ngàn đồng/kg.
Mỗi năm, trại ếch đã mang lại cho chú thu nhập từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Giờ đây, nhà cửa của chú đã được xây dựng khang trang hơn, các con của chú cũng được ăn học đến nơi, đến chốn và tất cả đều có việc làm ổn định.
Related news
Việc áp dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) vào chăn nuôi đang đem lại nhiều hiệu quả trong việc giúp nông dân giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, công chăm sóc, giúp lợn tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này đang gặp nhiều khó khăn.
Quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Xuyến, đội 19, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) tìm ra hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nâng cao thu nhập từ mảnh ruộng của gia đình.
Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp tổ chức triển khai mô hình tiêu chuẩn GlobalGap cá Điêu Hồng. Có 20 hộ dân đang thả nuôi trên 50 lồng bè thuộc Hợp tác xã cá điêu hồng xã Bình Thạnh tham dự.
Thời tiết diễn biến thất thường là nguyên nhân khiến cho hàng loạt đầm nuôi tôm công nghiệp vùng Hoàng Mai, Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết ngay từ đầu vụ thả. Hàng trăm hộ nuôi tôm ở các địa phương này đang đối mặt với nguy cơ trắng tay do dịch bệnh. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp ngăn chặn một cách đồng bộ, dịch bệnh có thể lây lan trên diện rộng...
Nhằm tránh nạn tranh giành khai thác nghêu giống mỗi khi vào mùa, ngành chức năng địa phương đã hợp nhất 16 HTX hiện hữu thành 1 HTX nuôi nghêu Đất Mũi. HTX mới này chịu trách nhiệm quản lý, khai thác bãi nghêu rộng 3.000ha; trong đó, khoảng 600ha là vùng nuôi nghêu thương phẩm, diện tích còn lại để khai thác nghêu going.