Xuất khẩu sang Australia giảm do ảnh hưởng giá dầu thô

Mặt hàng rau quả nhập khẩu từ Australia giảm 61,6%.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2015, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Australia đạt 2,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Australia đạt 1,77 tỷ USD, giảm 24,8%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia đạt 1,14 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ.
Như vậy, Việt Nam xuất siêu khoảng 630 triệu USD sang Australia.
Thương vụ Việt Nam tại Australia cho rằng, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia giảm chủ yếu là do giá dầu thô trên toàn thế giới giảm mạnh trong thời gian qua. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm tới 65,8%.
Trong mấy năm gần đây, xuất khẩu dầu thô chiếm khoảng 1/2 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia, do vậy với kim ngạch dầu thô giảm mạnh sẽ kéo tổng kim ngạch xuất khẩu giảm.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng phi dầu thô sang Australia vẫn tăng 25% so với cùng kỳ năm 2014. Theo đó, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, tăng 150% đạt 122,013 triệu USD, trong khi đó mặt hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 89,7%.
Ở chiều ngược lại, mặt hàng nhập khẩu có tốc độ tăng mạnh nhất là chất dẻo nguyên liệu, tăng 154,3%, tiếp đến là sắt thép các loại tăng 88,6%.
Đáng chú ý, mặt hàng rau quả nhập khẩu từ Australia giảm mạnh tới 61,6%. Nguyên nhân là do từ ngày 1-1-2015, Việt Nam đã không cấp phép nhập khẩu cho hoa quả và rau Australia với lý do lo ngại ruồi giấm. Tuy nhiên, từ ngày 1-8, Bộ NN&PTNTcho phép mở cửa nhập khẩu trở lại sản phẩm cam, quýt và nho từ thị trường Australia.
Theo ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật ( Bộ NN&PTNT), mới đây, Việt Nam đã tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tại Australia và nhận thấy, ba loại quả cam, quýt, nho đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Phía Australia đã cung cấp đầy đủ quy trình quản lý, bảo vệ thực vật đối với các loại trái cây nói trên cho phía Việt Nam, trên cơ sở đó Việt Nam xem xét cho nhập khẩu trở lại.
Năm 2014 xuất khẩu rau quả từ Australia sang Việt Nam đạt khoảng 40 triệu USD, trong đó nho chiếm đến 32 triệu USD. Lượng trái cây Việt Nam nhập khẩu từ Australia chiếm khoảng 10-15% tổng lượng trái cây nhập khẩu của Việt Nam.
Related news

Đồng Nai hiện có 89 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, trong đó 80% hoạt động yếu, kém. Nhưng ngay cả các HTX hoạt động hiệu quả cũng chủ yếu ở lĩnh vực đầu tư sản xuất; còn lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh để tìm đầu ra cho nông sản hầu như chưa có.

Theo Cục Chăn nuôi, chất cấm trong chăn nuôi chủ yếu là salbutamol, clenbuterol và ractopamine thuộc nhóm beta-agonist. Salbutamol có tác dụng thúc cho heo lớn nhanh hơn, mông, vai nở hơn, tỷ lệ nạc cao hơn, màu sắc thịt đỏ hơn...

Nhà vườn huyện Lai Vung đang bước vào thu hoạch cam (từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch). Toàn huyện có 615ha cam đang cho trái, trong đó cam xoàn 200ha, cam sành 50ha, còn lại là cam dây, tập trung các xã Long Hậu, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Phước; năng suất ước đạt 20 tấn/ha.

Ngày 22.8, Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận Trần Ngọc Linh cho biết đã chính thức thông báo đến các huyện, thị trong tỉnh tạm ngưng việc thí nghiệm kiểm tra bảo dưỡng đường dây và biến áp điện của khách hàng do có phản ứng của người dân.

Sau nhiều năm canh tác trên diện tích đất gần 2 ha với cây mía, cây mì, gia đình ông Trần Xuân Liêm (SN 1965, làng Kruối, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã mạnh dạn chuyển sang trồng cây thanh long xuất khẩu. Nhờ khí hậu thuận lợi, những lứa quả thanh long đầu tiên đã đem lại kết quả đáng mừng.