Xây Dựng 7 Mô Hình Cánh Đồng Lớn Giai Đoạn 2014 - 2020
Ngày 7-10, ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, ngành Nông nghiệp đã có kế hoạch phát triển “Cánh đồng lớn” trong sản xuất lúa giai đoạn 2014 - 2020.
Theo đó, ngành sẽ xây dựng 7 mô hình “Cánh đồng lớn” ở 7 huyện, với mỗi cánh đồng có quy mô từ 300 - 500 ha và gắn với sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.
Các mô hình này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng bền vững; giúp nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông sản theo hướng tập trung, với khối lượng lớn, chất lượng cao;
Đồng thời mở rộng liên kết “4 nhà” và tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu với quy mô lớn (có thể 10.000 - 20.000 ha), nhằm tạo điều kiện hình thành chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng cho lúa; hình thành vùng sản xuất lúa hiện đại, gắn với xây dựng nông thôn mới và tiêu thụ sản phẩm; khai thác tối đa tiềm năng năng suất, nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm giá thành sản xuất thông qua tổ chức liên kết sản xuất…
Related news
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao và bù đắp một phần tổn thất trong vụ mía vừa qua, trong niên vụ mía 2011-2012, nông dân vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tập trung phát triển diện tích rau màu ngắn ngày xen với cây mía, đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại hiệu quả cao.
Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.
Qua 10 năm đầu tư chăn nuôi heo, chị Nguyễn Dương (thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) rút ra kinh nghiệm: Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nơi đây, muốn thoát nghèo, làm giàu phải từ chăn nuôi.
Phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, việc không xử lý hoặc xử lý rác thải không đúng quy trình, bằng những công nghệ lạc hậu, tốn kém năng lượng và chi phí nhân công đang là trở ngại lớn cho nhiều địa phương
Nuôi heo rừng là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, từng bước vươn lên thành khá giàu.