Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vua Ngao Sơn Hải

Vua Ngao Sơn Hải
Publish date: Saturday. March 22nd, 2014

Từ hai bàn tay trắng, với quyết tâm và bản lĩnh, anh Thái Bá Khang ở xã Sơn Hải (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã thành công với mô hình nuôi ngao Bến Tre trên bãi biển quê nhà, thu nhập mỗi năm hơn chục tỷ đồng.

Người dân xứ Quỳnh thường nhắc đến anh với cái tên đầy mến phục là “vua ngao Sơn Hải”.

Gần 20 năm ngụp lặn trong sóng biển nhưng đói nghèo vẫn luôn đeo đẳng, trong đầu Khang lúc nào cũng suy nghĩ làm cách gì để thoát nghèo. Xem ti vi thấy mô hình nuôi ngao trên bãi biển cho thu nhập cao, Khang quyết tâm theo học.

“Đã ngồi lên lưng hổ phải phi”

Năm 2001, anh tham gia đấu thầu 3ha vùng bãi bồi hoang hóa ven biển Sơn Hải và bắt tay vào cải tạo để nuôi ngao. Anh kể, ngày đó tiền không có một xu, anh phải vay mượn ngân hàng hơn 200 triệu đồng rồi thuê người đóng cọc, giăng lưới, ngăn bờ bằng bao cát rồi mua 12 tấn ngao giống ở Bến Tre về thả nuôi.

Nhưng tai hại thay, khi chuẩn bị thả xuống bãi biển thì thấy ngao giống chết mất hơn 80%. Khang bàng hoàng không tin đó là sự thực, anh ngồi lỳ trên cát, tay nắm lấy xác ngao thờ thẫn như người mất hồn, chẳng thiết gì ăn uống. Anh vò đầu mãi vẫn không tìm ra nguyên nhân, cuối cùng anh phải mời kỹ sư về trợ giúp.

Khi đó, anh mới vỡ lẽ ngao giống đưa về bảo quản không đúng quy trình kỹ thuật nên bị “bảo ôn” mà chết. “Tất cả mọi hy vọng của tôi đều đặt hết vào số ngao giống đó. Ngao chết, tôi bỗng chốc trắng tay nên hụt hẫng, hoang mang, buồn chán lắm. Nhưng tôi nghĩ, không được phép gục ngã, đã ngồi lên lưng hổ là phải phi thôi”- Khang tâm sự.

Nghĩ vậy anh mua tiếp đợt ngao giống mới. Đợt này không còn ai hỗ trợ, chỉ còn người vợ kề cận hiểu nỗi lòng chồng. Chị luôn động viên khích lệ chồng, chạy ngược chạy xuôi để nhờ vay tiền, rồi bán đất, bán nhà để có vốn mua ngao. Lần này, anh thuê chuyên gia kèm đưa ngao giống về. Do được bảo vệ trong các thiết bị đảm bảo nhiệt độ quy định nên tỷ lệ ngao sống đạt trên 90%. Và giống ngao du nhập từ Bến Tre này đã phát triển tốt trên bờ biển Sơn Hải.

Trở thành vua ngao

Vụ thu hoạch đầu tiên, Khang lãi hơn 1 tỷ đồng. Tự tin, anh tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích ở các bãi bồi xã Sơn Hải và xã Quỳnh Thọ lên đến 30ha để nuôi ngao thương phẩm. Do chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên bãi ngao phát triển ổn định, đạt năng suất bình quân 30 tấn/ha.

Giá ngao thương phẩm có năm tới 24.000 đồng/kg. Riêng năm 2013, doanh thu từ ngao của anh đạt trên 12 tỷ đồng. Anh Khang phấn khởi cho hay: “Không chỉ bán trong nước, ngao Sơn Hải còn xuất khẩu ra nước ngoài. Thị trường ngao chủ yếu là các nước châu Âu và Trung Quốc”.

Riêng năm 2013, doanh thu từ ngao của anh Khang trên 12 tỷ đồng. “Vương quốc” ngao của anh tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 20 lao động và trên 100 lao động thời vụ.

Chia sẻ về bí quyết nuôi ngao thương phẩm thành công, anh Khang cho biết: Nuôi ngao phải nắm vững kỹ thuật, trước khi thả ngao giống cần phải vệ sinh bãi; chọn giống ngao có địa chỉ tin cậy; bãi thả ngao bằng phẳng, có nền đất cát hoặc cát pha bùn, thuỷ triều lên xuống thường xuyên, chọn bãi triều cao, sóng gió êm; tránh thả ngao vào những tháng mưa như tháng 9-10.

Anh khuyến cáo: “Ngao rất mẫn cảm với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, nguồn nước bị ô nhiễm. Khi gặp điều kiện bất lợi, ngao có thể trồi lên mặt đáy và di chuyển đi nơi khác. Vì vậy, cần theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời...”.

Không những nuôi ngao thương phẩm hiệu quả cao, anh còn kết hợp với các chuyên gia thủy sản, sản xuất ngao giống sinh sản thành công từ chuyển giao công nghệ của Đài Loan với tổng vốn đầu tư trên 7 tỷ đồng.

“Năm 2013, tôi đã sản xuất hàng tỷ con ngao giống, cung ứng giống cho toàn bộ khu vực Bắc miền Trung. Tôi đang sưu tầm và nhân rộng giống ngao bản địa ở địa bàn tỉnh Nghệ An. Giống ngao này có ưu điểm khỏe, chất lượng, thích nghi với môi trường của vùng biển địa phương” - anh tiết lộ.


Related news

Người phụ nữ trở thành tỉ phú từ mô hình VAC Người phụ nữ trở thành tỉ phú từ mô hình VAC

Đó là chị Nguyễn Thị Thanh Nga, sinh năm 1957, ở ấp Hoà Thịnh, xã Hoà Bình Thạnh, huyện Châu Thành (An Giang). Theo hướng dẫn của hai nữ cán bộ huyện Châu Thành, chúng tôi men theo con đường đất cặp mương Ngươn xẻ dọc cánh đồng Hoà Bình Thạnh đang độ làm đòng. Hơn 15 phút sau, chúng tôi dừng lại trước một trang trại mọc sừng sững giữa cánh đồng lúa xanh bát ngát.

Sunday. September 13th, 2015
Khi ngư dân vươn khơi, bám biển Khi ngư dân vươn khơi, bám biển

Giảm dần khai thác thủy sản ven bờ, phát triển vùng khơi đang là hướng đi chung của bà con ngư dân Hà Tĩnh. Những năm gần đây, khát vọng vươn khơi, bám biển của ngư dân đang được tiếp sức, hỗ trợ mạnh mẽ để nghề đánh bắt thủy sản không chỉ giúp ngư dân làm giàu mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Sunday. September 13th, 2015
Côn đồ ép giá sầu riêng Côn đồ ép giá sầu riêng

Đang vào cao điểm thu hoạch sầu riêng nhưng những chủ vườn, thương lái đến mua sầu riêng ở huyện Krông Năng, Krông Pắk (Đắk Lắk) phải khóc ròng trước nạn côn đồ đến tận vườn để ép giá, thu tiền bảo kê, xin đểu, quậy phá...

Sunday. September 13th, 2015
 Trang trại rau hữu cơ kiểu Nhật trên cao nguyên Trang trại rau hữu cơ kiểu Nhật trên cao nguyên

Là người năng động, ham học hỏi, nông dân Nguyễn Quốc Thắng đã sang Nhật học hỏi kinh nghiệm trồng rau sạch. Hiện rau hữu cơ từ trang trại rộng 7 ha của anh giá cao gấp 4- 5 lần rau thông thường nhưng thị trường luôn khát hàng.

Sunday. September 13th, 2015
Thịt, sữa ngoại giá rẻ tràn ngập, nông dân hết đường sống? Thịt, sữa ngoại giá rẻ tràn ngập, nông dân hết đường sống?

Khi TPP được ký kết, các nước có nền nông nghiệp mạnh, nhất là trong chăn nuôi gia súc lớn như Mỹ, Úc có thể làm thay đổi cấu trúc thị trường chăn nuôi Việt Nam. Chăn nuôi nhỏ lẻ rất dễ bị các doanh nghiệp sản xuất bỏ rơi để quay sang nhập nguồn ngoại giá rẻ.

Sunday. September 13th, 2015