Nuôi Heo Gia Công Hướng Đi Mới Của Nông Dân
Trong khi nhiều gia đình, chủ trang trại chăn nuôi gặp khó trong vấn đề thiếu vốn, thị trường tiêu thụ không ổn định, dịch bệnh... thì trang trại heo của gia đình ông Trần Văn Lệ (ấp 3, xã Tiến Hưng, TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) vẫn trụ được nhờ chăn nuôi gia công. Gần 1 năm, trại heo của ông Lệ luôn mang lại hiệu quả cao và khẳng định hướng phát triển kinh tế đúng.
Ông Lệ cho biết: Sau khi nghỉ hưu, ông cùng gia đình từ Thái Bình vào xã Bom Bo (Bù Đăng) làm kinh tế. Với số tiền ít ỏi, ông chỉ mua được thửa đất cất nhà và trồng ít cây ngắn ngày. Khi được người em họ ở xã Tiến Hưng giới thiệu về nuôi heo gia công theo mô hình liên kết của Công ty cổ phần chăn nuôi FPC (chi nhánh Bình Phước) và thấy đây là công ty chăn nuôi có uy tín, kinh nghiệm nên ông đã ký hợp đồng.
Theo đó, phía công ty chịu trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn, thuốc phòng dịch, tiêu thụ sản phẩm, có nhân viên thú y theo dõi bệnh kịp thời và tiêm vắc-xin định kỳ... Còn hộ chăn nuôi có trách nhiệm chăm sóc, đầu tư xây dựng chuồng trại theo tiêu chuẩn của công ty đảm bảo vệ sinh phòng dịch và không gây ô nhiễm môi trường. Theo thỏa thuận, lợi nhuận được chia theo tỷ lệ tăng trọng của heo.
Trại heo của ông Lệ có diện tích 1.000m2 với kinh phí gần 700 triệu đồng. Chia làm 17 chuồng, trung bình mỗi chuồng nuôi 40 - 45 con và hiện có 525 con, trọng lượng khá đều. Mỗi lứa ông nuôi trong 5 tháng là xuất chuồng. Sau khi trừ chi phí, ông Lệ thu lãi khoảng 150 triệu đồng.
Theo ông Lệ, khó khăn nhất là phát hiện và xử lý kịp thời khi heo có dấu hiệu nhiễm bệnh. Phát hiện heo nhiễm bệnh cần tách ngay để tránh lây sang con khác. Chăn nuôi heo theo mô hình liên kết này, người dân không phải lo đầu ra vì đã có công ty bao tiêu sản phẩm và cung ứng các dịch vụ đầu vào. Đây là mô hình khép kín với tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại nên số lượng nhân công không cần nhiều. Do vậy, trại heo của ông Lệ chỉ cần 2 lao động chính và 1 lao động phụ. Mô hình này kết hợp được lợi thế của các bên tham gia, là cơ hội để người dân phát triển kinh tế ổn định.
Related news
Trước áp lực siết nợ từ ngân hàng, đã có không ít hộ nông dân nuôi tôm, cá tra ở ĐBSCL quyết định chuyển sang nuôi gia công, thậm chí bán một phần tư liệu sản xuất để giải quyết nợ. Trong khi đó, chính sách khoanh nợ cho đối tượng này, có hiệu lực vào đầu tháng 11-2014, liệu có rơi vào “vết xe đổ” của những chính sách tương tự?
Sáng 10/10, tại Trường Đại học Nha Trang khai mạc lớp tập huấn quốc tế về “Quản lý đàn cá bố mẹ và chọn giống trong nuôi trồng thủy sản”. Tham gia lớp Tập huấn có 32 học viên là các chuyên gia và cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thủy sản đến từ các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Từ đầu mùa mưa, phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đã tuyên truyền bà con tích cực triển khai các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt, theo đó từ giữa tháng 9 trở lại đây, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tăng tương đối nhanh gần 2.500 ha, riêng nuôi cá trong vèo chiếm trên 3.000 m2 diện tích mặt nước, tăng hơn gần 800 m2 so với tháng trước.
Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 5.425 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù bị tác động của dịch bệnh, nhưng từ đầu năm đến nay các địa phương đẩy mạnh công tác chăm sóc, phòng trị bệnh cho đàn thủy sản và xây dựng mô hình chăn nuôi thuỷ sản theo hướng trang trại.
Từ dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lồng trên hồ chứa Vĩnh Sơn C, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai”, tháng 5-2013, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kbang cùng 10 hộ dân trên địa bàn huyện đã tiến hành lập dự án, khảo sát thực tế hồ chứa, bố trí lắp đặt 20 ô lồng, mỗi ô rộng 32 m2 và thả 10.000 con cá tầm giống. Đến nay, sự phát triển ổn định của đàn cá cho thấy những tín hiệu khả quan trong việc nuôi cá tầm trên địa bàn huyện.