Thái Nguyên Sẽ Tăng Diện Tích Trồng Nấm Hương Lên 60.000m2

Để phục vụ cho việc sản xuất nấm hương vụ mùa năm 2015, hiện nay, các hộ trong tỉnh Thái Nguyên đang tiến hành làm bịch và trồng nấm. Năm 2015, dự kiến tăng diện tích trồng nấm trên địa bàn tỉnh là 60.000m2, sản lượng sẽ tăng thêm 150 tấn so với năm 2014.
Hiện tại, tỉnh Thái Nguyên đã sản xuất được các loại nấm như mộc nhĩ, nấm linh chi, nấm sò, nâm rơm và nấm hương. Riêng năm 2014, diện tích trồng nấm hương của tỉnh đạt trên 30.000m2, số lượng khoảng 1,2 - 1,6 triệu bịch. Nấm hương được trồng tại gia đình ông Nguyễn Đình Lực, xóm 2, thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ); gia đình bà Lê Thị Hằng, xóm Chính Phú 2, xã Phú Xuyên (Đại Từ); phân đội 1 Trại giam Phú Sơn IV, huyện Phú Lương; doanh nghiệp Danh Tài, xóm Tân Thái, xã Hóa thượng (Đồng Hỷ); Công ty TNHH công nghệ sinh học Phú Gia, xã Hùng Sơn (Đại Từ).
Trong đó, Công ty Phú Gia có diện tích trồng nấm hương lớn nhất với 17.000m2; tiếp đến là phân đội 1 với 8.000m2. Số hộ vệ tinh và doanh nghiệp còn lại trồng từ 1.000 - 2.000m2. Theo đó, năm qua, sản lượng nấm hương của các hộ vệ tinh và Công ty Phú Gia đạt trên 100 tấn.
Với giá bán nấm hương khô lên tới 250 đến 300 nghìn đồng/kg như hiện nay, đầu ra ổn định, nhất là vào các dịp Tết Nguyên đán, nông dân trong tỉnh sẽ có thu nhập đáng kể sau mỗi vụ thu hoạch. Do đó, nhiều hộ dân và doanh nghiệp trong tỉnh đang đẩy mạnh sản xuất nấm hương.
Related news

Nằm ở lưu vực sông Sêrêpôk đoạn qua xã Ea Na, huyện Krông Ana, nơi nối liền hai huyện Krông Ana (tỉnh Dak Lak) và huyện Krông Nô (tỉnh Dak Nông) có một trang trại cá diêu hồng, với sản lượng cá xuất ra hàng ngày lên tới 3-5 tấn. Vì nằm trên cồn, biệt lập với đất liền nên người dân quanh vùng đặt tên cho nơi này là "đảo cá".

Sau hơn ba năm triển khai thí điểm, đến nay, mô hình bảo hiểm nông nghiệp, trong đó có nghề nuôi tôm, đang từng bước đi vào đời sống, trở thành tấm lá chắn cho người nông dân trước những rủi ro, biến động trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện lại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải được tháo gỡ.

Ngoài ra, việc liên kết các hộ dân NTTS còn giúp cho việc điều tiết cống tiêu thoát nước vùng nuôi bảo đảm tính mùa vụ sản xuất, tham gia quản lý giống thủy sản du nhập vào vùng nuôi... đồng thời góp phần nâng cao ý thức của các hộ dân trong quá trình NTTS để đạt năng suất, sản lượng cao.

Công ty Giống thuỷ sản Thảo Nguyên - Tôm Sinh Thái là công ty giống duy nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh tiếp cận công nghệ sản xuất tôm thẻ chân trắng hiện đại trên địa bàn huyện Năm Căn. Đây là cơ hội mở ra hướng đi mới cho ngành sản xuất tôm giống của tỉnh Cà Mau.

Qua tìm hiểu thực tế thị trường, học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, truyền hình và các mô hình chăn nuôi bò thịt hiệu quả trong Nam, ngoài Bắc, anh Phạm Đức Đạt ở Kim Độ, Hiệp Cát, Nam Sách, Hải Dương đã gặt hái được thành công ngay từ lứa bò thịt đầu tiên.