Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vùng Đồng Tháp Mười Chuyển 10.000 Ha Đất Trồng Lúa Sang Nuôi Trồng Thủy Sản

Vùng Đồng Tháp Mười Chuyển 10.000 Ha Đất Trồng Lúa Sang Nuôi Trồng Thủy Sản
Publish date: Saturday. June 15th, 2013

Nhằm khai thác thế mạnh vùng nước ngọt để phát triển nuôi thủy sản, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 chuyển 10.000 ha đất trồng lúa 2 vụ sang nuôi trồng thủy sản, để cân đối lại diện tích sản xuất lúa trong tỉnh.

Từ đầu năm 2013 đến nay, tỉnh Long An triển khai và trích ngân sách hỗ trợ vốn cho nông dân ở các huyện vùng lũ Đồng Tháp Mười là Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Thạnh Hoá, Đức Huệ và Thủ Thừa cải tạo ao, đồng ruộng, đăng quầng để khuyến khích bà con khai thác lũ về hàng năm phát triển nuôi thủy sản cải thiện cuộc sống và làm giàu trên mảnh đất của mình.

Theo đó, mỗi tổ chức, cá nhân sản xuất và cung ứng cá giống tối thiểu 20 triệu cá bột và 50 tấn cá giống/năm được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí mua giống cá bố mẹ và hỗ trợ một lần. Ngoài ra, hàng năm tỉnh hỗ trợ 30% kinh phí thay thế giống cá bố mẹ, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/năm/cơ sở nhân giống. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống tôm càng xanh, ngân sách hỗ trợ 10 đồng/con giống, nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/năm/cơ sở.

Hàng năm, UBND tỉnh phê duyệt danh mục giống thủy sản được hỗ trợ, hướng dẫn nông dân đưa giống mới, giống có giá trị kinh tế cao vào nuôi để đầu ra an toàn mang lại hiệu quả. Đối với tổ chức, cá nhân nuôi thủy sản với diện tích tối thiểu nuôi ao 0,2 ha, nuôi trong ruộng lúa 0,5 ha, đăng quầng 0,5 ha, nuôi trong bè 20 m3, nuôi trong vèo 15 m3, ngân sách sẽ hỗ trợ 50% giá cá giống, tối đa không quá 30 triệu đồng/hộ. Đối với những tổ chức, cá nhân chuyển đổi đất sản xuất cây lúa sang nuôi thủy sản nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản, ngân sách hỗ trợ từ 20-50 triệu đồng/ha để cải tạo đồng ruộng, xây dựng ao đầm, phấn đấu đến năm 2020 chuyển 10.000 ha đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản.

Được biết, các huyện vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An, hàng năm lũ đổ về hơn 100.000 ha đất ngâm lũ từ 3-5 tháng rất thuận lợi việc phát triển nuôi thủy sản trong ao, đăng quầng, đóng vèo, bè và nuôi trong ruộng lúa. Nông dân ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An đa số còn nghèo, thiếu vốn, nên mỗi năm, lũ về, bà con cũng chỉ thả nuôi được hơn 2.000 ha mặt nước ao, gần 1.000 bè cá, hàng trăm ha đăng quầng, đóng vèo nuôi tôm càng xanh.


Related news

Thêm 3 Xã Đạt Chuẩn Nông Thôn Mới Thêm 3 Xã Đạt Chuẩn Nông Thôn Mới

Nhưng theo đánh giá của các sở, ngành phụ trách, 2 xã Xuân Trường và Xuân Hòa có 16/19 tiêu chí đạt và 1 tiêu chí ước đạt; 2 xã Lang Minh, Xuân Tâm có 15/19 tiêu chí đạt và 1 tiêu chí ước đạt. Các tiêu chí cần đánh giá lại, như: tiêu chí quy hoạch nông thôn mới, môi trường, an ninh - quốc phòng...

Friday. July 25th, 2014
Áp Dụng Phương Pháp Lạnh Chân Không Khi Xuất Khẩu Rau Áp Dụng Phương Pháp Lạnh Chân Không Khi Xuất Khẩu Rau

Với vốn đầu tư 80.000 USD, hệ thống này có thể xử lý 40 tấn rau quả/ngày. “Sắp tới, công ty sẽ áp dụng phương pháp này để xuất khẩu xà lách Mỹ và tỏi tây sang Nhật” - ông Thành nói.

Tuesday. August 5th, 2014
Krông Pa Nhiều Mô Hình Giúp Nông Dân Phát Triển Sản Xuất Krông Pa Nhiều Mô Hình Giúp Nông Dân Phát Triển Sản Xuất

Cây mì là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo của huyện Krông Pa trong những năm qua. Bởi đây là loại cây trồng tương đối phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt, nhất là phù hợp với trình độ canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Friday. July 25th, 2014
Khách Sạn, Nhà Hàng Ra Đà Lạt Mua Rau Sạch Khách Sạn, Nhà Hàng Ra Đà Lạt Mua Rau Sạch

Những ngày cuối tháng 7-2014, ông Chiêm Thành Long, giám đốc khu du lịch Bình Quới (Bình Thạnh, TP.HCM), cùng đầu bếp của mình tìm đến tận vườn rau của Hợp tác xã (HTX) Tân Tiến (P.12, Đà Lạt) tận mắt chứng kiến đơn vị này sản xuất rau.

Tuesday. August 5th, 2014
Giúp Nông Dân Tăng Thêm Thu Nhập Giúp Nông Dân Tăng Thêm Thu Nhập

Năm 2014 là năm đầu tiên tỉnh phân cấp quản lý dạy nghề nông thôn về cho địa phương, đây là điều kiện thuận lợi để địa phương chủ động trong việc quản lý, dạy nghề cho nông dân nhưng cũng là khó khăn cho địa phương vì chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện.

Friday. July 25th, 2014