Bí Quyết Thu Hút Nông Dân Ở Sơn La

“Nội dung hoạt động hội phải gắn với quyền lợi của hội viên, nông dân. Nông dân no ấm, hạnh phúc thì tổ chức hội vững mạnh” - đó là tâm sự của bà Trần Thị Kim Loan - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) thành phố Sơn La.
Là thành phố miền núi mới thành lập 5 năm, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế nên đời sống của bà con ND các dân tộc thành phố Sơn La vẫn còn không ít khó khăn. Các cấp Hội ND thành phố đã có nhiều giải pháp giúp ND xóa nghèo, làm giàu.
Nhà nào cũng có hội viên
Chỉ vào diện tích đất nương vừa được làm cỏ, chuẩn bị cho vụ tra hạt ngô xuân hè, chị Lò Thị Kim ở bản Pát, xã Chiềng Ngần, bảo: “Năm nào cũng vậy, Hội ND xã và thành phố đều cung ứng giống ngô, phân bón chất lượng, giá phải chăng cho ND chúng tôi.
Nhờ thế, việc gieo trồng của chúng tôi luôn đạt tiến độ thời vụ, năng suất cũng cao hơn. Hội còn tổ chức các lớp khuyến nông cho ND. Nhiều hộ nghèo và cận nghèo ở xã này đã được vay vốn ưu đãi thông qua tổ chức hội, vì thế nhà ai cũng có lao động chính tham gia vào Hội ND.
Với những hội viên thuộc chi hội tiểu khu II xã Chiềng Xôm thì: “Hội ND giúp chúng tôi nhiều việc lắm. Không chỉ trang bị cho chúng tôi những kiến thức sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao; tạo vốn cho chúng tôi sản xuất mà hội còn giúp chúng tôi có được hệ thống mương phai tưới tiêu chạy suốt bản Panh này.
Từ giáp Tết Nguyên đán vừa qua đến nay, các hộ trong xã được hội phối hợp với Điện lực thành phố sửa chữa, tái tạo lại lưới điện sử dụng trong nhà, vừa tiện lợi, đẹp mắt lại đảm bảo an toàn khi sử dụng. Nhà tôi cũng mới làm lại tất cả lưới điện trong nhà với sự giúp đỡ của hội, không lôi thôi, luộm thuộm, mất an toàn như trước nữa mà tốn kém chẳng đáng là bao” - bà Tòng Thị Xuấn, bản Hụm, xã Chiềng Xôm, TP.Sơn La bảo.
Nông dân tin Hội
Từ những việc làm thiết thực của Hội, ND thêm tin tưởng, tích cực tham gia tổ chức hội và những hoạt động do hội tổ chức. Năm 2013 đã có thêm 371 ND tự nguyện tham gia tổ chức hội, vượt trên 57% kế hoạch. Công tác xây dựng Quỹ hội được hội viên hưởng ứng cao với 100% cơ sở hội, chi hội có quỹ và vượt chỉ tiêu đề ra ở mức cao. Quỹ được sử dụng rất hiệu quả thông qua việc cho hội viên nghèo vay làm vốn sản xuất.
Năm 2013, toàn thành phố đã có thêm 371 ND tự nguyện tham gia tổ chức hội, vượt trên 57% kế hoạch. Công tác xây dựng Quỹ hội được hội viên hưởng ứng cao với 100% cơ sở hội, chi hội có quỹ và vượt chỉ tiêu đề ra ở mức cao.
Ông Lò Văn Hải, nông dân bản Mé, phường Chiềng Cơi, cho biết: Khi Hội ND thành phố huy động bà con tham gia làm nhà đại đoàn kết để giúp đỡ hộ nghèo trong bản, chúng tôi hưởng ứng ngay; khi hội phát động trồng cây đầu xuân hay ra quân làm thủy lợi, tu sửa đường giao thông… cũng chẳng ai từ chối. Hội đã chiếm lòng tin yêu của dân rồi nên việc huy động sức dân lớn lắm.
Nói về lòng tin của hội viên, ND với Hội, bà Trần Thị Kim Loan, bảo: Khi Hội hoạt động thật sự vì ND và hiệu quả thì sức cuốn hút của Hội với ND rất lớn. Hàng năm, tỷ lệ hộ ND đăng ký SXKD giỏi và tỷ lệ đạt danh hiệu của chúng tôi đều vượt chỉ tiêu đề ra.
Trong năm vừa qua, chúng tôi đã huy động được hơn 19.300 ngày công của hội viên, ND tham gia làm mới 27,65km đường; sửa chữa 194,45km đường; kiên cố hóa và sửa chữa 12km kênh mương; xây dựng nhà văn hóa bản; hưởng ứng các chương trình: Phòng chống tai nạn - tệ nạn xã hội; bảo vệ và phát triển vốn rừng, xóa đói nghèo lạc hậu… Khi hội viên đã mạnh, đã tin tưởng vào tổ chức thì Hội cũng sẽ mạnh lên, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng tin, dân cậy.
Related news

Mỗi năm đến tháng 10 âm lịch, lũ rút nhanh cũng là lúc cá từ đồng tìm đường ra sông. Mùa cá chỉ có duy nhất một lần trong năm nên người dân sống vùng sông nước lại hối hả chuẩn bị chài, lọp để đánh bắt.

Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...

Để khôi phục nghề nuôi cá đồng từ xưa của nông dân, năm 2002, Sở Thủy sản Bến Tre đầu tư Dự án “Phục hồi nghề nuôi cá đồng Lạc Địa” tại xã Phú Lễ (Ba Tri - Bến Tre).

Năm 2013, nuôi tôm nước lợ của cả nước nói chung, các tỉnh phía Nam nói riêng không chỉ phục hồi mà còn được mùa, được giá. Chính từ những thuận lợi này, ngành chuyên môn dự báo từ nay trở đi diện tích nuôi tôm sẽ phát triển mạnh, việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm sẽ khó đảm bảo

Tại Đam Rông (Lâm Đồng), đầu năm 2012, dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lăng thương phẩm trong bè tại huyện Đam Rông năm 2012” đã được triển khai. Mặc dầu dự án nói rõ “nuôi cá lăng thương phẩm trong bè” (lồng) nhưng trong thực tế, 2 khu vực nuôi cá lăng đã được triển khai thực hiện đó là nuôi trong ao và nuôi trong lồng (bè). Cụ thể, ở khu vực nuôi ao, đã tiến hành thả 100 con giống cá lăng; ở khu vực nuôi lồng, 80 con giống cá lăng được thả.