Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vùng cao gửi niềm tin vào cây bắp lai

Vùng cao gửi niềm tin vào cây bắp lai
Publish date: Saturday. May 30th, 2015

Những ngày cuối tháng 5, trên con đường lên xã vùng cao Sơn Cao, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi), đập vào mắt là mầm xanh biếc đôi bờ bắp non thẳng tắp. Mới hơn 9 giờ sáng, nhưng mặt trời đã chói chang, nóng rát cả mặt người.

Dù vậy, trên cánh đồng Tà Nủ, thôn Làng Môn, anh Đinh Cà Rỏ vẫn cặm cụi, tay thoăn thoắc cuốc cỏ cho ruộng bắp hơn 4 sào của gia đình vừa xuống giống được hơn 10 ngày.

Gia đình anh Đinh Cà Rỏ là một trong số những hộ tham gia mô hình trồng bắp lai giống CP333 do Trung tâm Khuyến nông huyện Sơn Hà thực hiện chia sẻ: Ruộng này từ trước giờ làm lúa. Vì không có nước nên vụ đông xuân năm nào trời cho may mắn lắm 4 sào kiếm được 20 bao lúa tươi, còn hầu như năm nào cũng cắt lúa cho trâu ăn vì thiếu nước.

Thế nhưng, vụ hè thu này, được hỗ trợ giống, phân, cán bộ thường xuyên xuống đồng hướng dẫn cách trồng, chăm sóc bà con vui lắm! “Thấy bắp lên rất đều và đẹp, bà con rất hy vọng vào giống bắp này sẽ giúp mang lại thu nhập ổn định hơn cây lúa”- anh Rỏ phấn khởi.

Không phải đến bây giờ mà trước đó từ vụ đông xuân 2013 - 2014, Trung tâm Khuyến nông huyện Sơn Hà khuyến khích nông dân đưa giống bắp lai LVN10- loại giống chịu hạn tốt vào trồng tại những đồi cao, những diện tích lúa kém hiệu quả cho nên năng suất và sản lượng của số bắp lai mang lại cao hơn hẳn so với giống bắp truyền thống đã trồng lâu nay.

Còn nhớ trước đây, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn với nguồn thu nhập ít ỏi từ sản xuất nông nghiệp, cây trồng chính là lúa, bắp giống thuần ở địa phương cùng với thói quen lâu nay "bỏ giống xuống đất rồi giao cho trời" cho nên năng suất và sản lượng của cây trồng mang về cũng không cao hơn là mấy.

Những ngày đầu đưa cây bắp lai vào trồng trên vùng đất này gặp không ít khó khăn, khi bà con chưa quen thay đổi tập quán trồng giống bắp địa phương. Nhưng với quyết tâm cao và xác định đưa giống bắp lai trồng thay thế giống bắp địa phương, chuyển đổi giống cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sẽ làm tăng năng suất, giúp bà con thoát nghèo, xã đã tập trung tuyên truyền, đặc biệt phải làm cho cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu để nhân dân học tập, làm theo.

Theo ông Trần Đình Vũ- Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Cao, những năm qua, xã Sơn Cao đã trồng cây bắp lai LVN10, sau những mùa bám đồng, giống bắp LVN 10 phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây, đặc biệt chịu hạn rất tốt.

Kết quả mang về năng suất lẫn sản lượng đều cao hơn hẳn mấy so với giống bắp truyền thống đã trồng lâu nay. Dẫu vậy, giống bắp lai LVN 10 mỗi cây cho hai trái, nhưng hạn chế của nó là trái nhỏ nên năng suất cũng chỉ dừng lại ở 27 tạ/ha.

Với kinh nghiệm đã được đúc kết qua nhiều vụ gieo trồng nên kỹ thuật chăm sóc của bà con đồng bào dân tộc thiểu số đã được nâng lên rõ rệt. Vì thế địa phương rất mong ngành nông nghiệp có mô hình thí điểm một giống bắp mới có đặc tính tương tự LVN 10, nhưng vượt trội về năng suất. Và địa phương đang gửi niềm tin vào giống bắp lai CP333 khi quyết tâm vận động bà con trồng thí điểm 3 ha.

Diện tích 8 ha mà Sơn Cao đang trồng bắp là những vùng không chủ động được nước tưới, không thích hợp với trồng lúa vì vốn dĩ cây lúa cần nước thường xuyên còn cây bắp việc này không nhất thiết. Cây bắp chỉ cần độ ẩm trong đất, hơn nữa vào thời điểm này trở đi ở miền núi thường xuyên có mưa giông rất thích hợp cho cây bắp sinh trưởng và phát triển.

Cũng theo anh Vũ, việc đưa các cây trồng khác thay thế cho cây lúa ở Sơn Cao cũng như các địa phương miền núi khác phải đảm bảo các yếu tố như: giống cây có tiềm năng năng suất, chất lượng cao, nhất là chịu hạn tốt trong bối cảnh nguồn nước đang cạn kiệt như hiện nay. Nếu mô hình này thành công, những vụ hè thu tới, địa phương sẽ hướng dẫn bà con trồng xen vào đậu phộng để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích cho nông dân.

Ông Lê Văn Việt- Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh cho biết, đây không phải là lần đầu tiên giống bắp lai CP bén duyên với đất đồng Quảng Ngãi, mà 2 năm qua, Trung tâm đã trồng khảo nghiệm ở nhiều vùng thiếu nước ở các huyện Nghĩa Hành, Bình Sơn.

Kết quả mang lại cho thấy, dòng giống của CP là CP311, CP111, CP333, CP501 thì CP333 là “con nhà nghèo dễ nuôi”. Trong vụ hè thu, giống bắp này vượt trội về khả năng chịu hạn, năng suất và chất lượng so với các giống bắp lai chất lượng cao khác trên cùng một vùng đất. CP333 cho năng suất vượt trội từ 80 đến hơn 92 tạ/ha. Với những ưu việt của nó, Trung tâm mạnh dạn đưa lên vùng cao để thí điểm, nếu thành công sẽ nhân rộng ra các địa phương khác trong những vụ sau.

Việc đưa các giống bắp chịu hạn, chất lượng cao vào thay thế các vùng sản xuất lúa nước kém hiệu quả góp phần thúc đẩy nhanh hơn chủ trương chuyển dịch cơ cấu, đa dạng hóa cây trồng trong bối cảnh nguồn nước cạn kiệt vào vụ hè thu như hiện nay được xem giải pháp tối ưu tại các địa phương miền núi.


Related news

Hà Nội Chủ Động Phòng Trừ Ốc Bươu Vàng Hà Nội Chủ Động Phòng Trừ Ốc Bươu Vàng

Theo tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, các địa phương trên địa bàn TP đang tập trung lấy nước phục vụ gieo cấy vụ mùa, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho ốc bươu vàng theo nguồn nước xâm nhập vào đồng ruộng.

Friday. July 4th, 2014
Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Vùng Nuôi Tôm Phú Thuận (An Giang) Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Vùng Nuôi Tôm Phú Thuận (An Giang)

Sau khi đi thực tế thăm mô hình trình diễn điểm thực nghiệm thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trên đất lúa ở tiểu vùng BT 10 và BT 11 xã Phú Thuận, các nhà khoa học, quản lý Nhà nước và nông dân đã cùng nhau thảo luận về hiệu quả, khó khăn, thuận lợi của mô hình, để có hướng tháo gỡ và đánh giá nhân rộng.

Tuesday. December 2nd, 2014
Làng Nấm “Treo” Trại Làng Nấm “Treo” Trại

Xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được xem là “thủ phủ” của làng nấm Đông Nam Bộ giờ đây không còn những nụ cười tươi rói như ngày nào do hàng trăm hộ trồng nấm đang phải “treo trại”. Theo cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, sản phẩm của các làng nghề trồng nấm từ trước tới nay được thương lái thu gom chủ yếu xuất sang Trung Quốc.

Friday. July 4th, 2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Trong Lồng Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Trong Lồng

Thái Nguyên là tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Bộ, tổng diện tích mặt nước toàn tỉnh có thể nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là 6.925 ha, trong đó 2.500 ha hồ chứa vừa (Hồ Núi Cốc), 1.140 ha hồ chứa nhỏ, 2.285 ha ao gia đình và 1.000 ha ruộng trũng có thể phát triển nuôi cá kết hợp cấy lúa…

Tuesday. December 2nd, 2014
Chỉ Giữ Lại 50.000 Héc Ta Hồ Tiêu Chỉ Giữ Lại 50.000 Héc Ta Hồ Tiêu

Hiện Việt Nam có khoảng 60.000 héc ta hồ tiêu, nhưng theo qui hoạch phát triển ngành hồ tiêu đến năm 2020 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thì diện tích trồng loại nông sản này được giới hạn ở mức 50.000 héc ta.

Friday. July 4th, 2014