Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Virus Cúm H5N6 Đe Dọa Đàn Gia Cầm

Virus Cúm H5N6 Đe Dọa Đàn Gia Cầm
Publish date: Monday. September 15th, 2014

Sau khi bất ngờ phát hiện virus cúm A/H5N6 nguy hiểm trên gia cầm lậu tại Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Lào Cai và đàn chim hoang, mới đây Bộ NN-PTNT cho biết, dịch cúm H5N6 đã xuất hiện ở các tỉnh Nam Trung bộ. Nỗi lo xâm nhập virus cúm A/H5N6 từ gà vịt lậu đang đe dọa đàn gia cầm nuôi trong nước vào những tháng cuối năm.

Virus tràn vào nội địa

Ngay sau khi phát hiện có virus cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm lậu ở Lạng Sơn, Bộ NN-PTNT đã liên tục ra công điện gửi các địa phương để nhắc nhở về triển khai kế hoạch ngăn chặn sự xâm nhập của virus cúm gia cầm chủng mới H5N6 từ Trung Quốc, nhưng đến nay đã có tới 5 địa phương xuất hiện dịch cúm này.

Quảng Ngãi và Quảng Bình là 2 tỉnh vừa được phát hiện có dịch cúm gia cầm H5N6. Kết quả xác minh cho thấy, virus cúm H5N6 đã được phát hiện ngay trên đàn gia cầm giống mới được 14 - 18 ngày tuổi. Riêng tại tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện 1.100 con vịt giống bị nhiễm virus. Theo xác nhận của Cục Thú y, toàn bộ đàn vịt nhiễm cúm H5N6 tại Quảng Ngãi được mua tại chợ Đại Xuyên, Phú Xuyên (Hà Nội).

Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, khi giải trình tự gen các mẫu virus tại 5 ổ dịch được phát hiện ở Việt Nam đều cho kết quả tương đồng đến 99% mẫu virus H5N6 gây chết người ở Trung Quốc. Bộ NN-PTNT cho biết, kết quả xác minh tại một số ổ dịch cúm gia cầm H5N6 vừa qua cho thấy, dịch xảy ra có liên quan đến việc buôn bán, vận chuyển gia cầm giống không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch thú y.

Từ kết quả kiểm tra và phân tích mẫu cho thấy nguy cơ các chủng virus cúm mới tiếp tục xâm nhập vào Việt Nam thông qua các hoạt động nhập khẩu trái phép gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua các tỉnh biên giới, nhất là phía Bắc rất cao.

Hiện đang là thời điểm người chăn nuôi vào đàn để chuẩn bị thực phẩm cho thị trường cuối năm và Tết Nguyên đán, nên nhu cầu tiêu thụ gia cầm giống khá lớn. Đây cũng là thời điểm mà gia cầm lậu từ Trung Quốc bắt đầu tràn vào nước ta qua các ngả Lạng Sơn, Cao Bằng và Quảng Ninh.

Tại các cửa khẩu thuộc Quảng Ninh và Lạng Sơn, lực lượng chức năng vẫn liên tục bắt giữ gia cầm nhập lậu vào các chợ gia cầm lớn ở miền Bắc. Phần lớn, gia cầm lậu được chở vào miền Trung và miền Nam tiêu thụ, cung cấp cho người chăn nuôi.

Theo ông Nguyễn Nam Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn, năm 2014 số lượng gia cầm lậu bị bắt giữ, tiêu hủy tăng đột biến. Từ đầu năm đến nay Chi cục Thú y Lạng Sơn đã tổ chức 202 vụ tiêu hủy 16.477kg gà Trung Quốc thải loại, 685kg gà thương phẩm, 138.883 con gà giống, 162.537 con vịt giống... Ngoài ra còn một số lượng lớn ngỗng, chim bồ câu...

Trong tháng 7 và 8 vừa qua, số lượng gia cầm giống nhập lậu bị cơ quan chức năng bắt giữ giao cho các chi cục thú y tiêu hủy tăng đột biến. Tại Lạng Sơn, chỉ trong vòng hơn một tháng đã tiêu hủy hơn 110.000 con gia cầm giống. Từ đầu năm đến nay, Công an tỉnh Lạng Sơn đã xử lý 101 vụ buôn bán, vận chuyển gia cầm lậu.

Do lợi nhuận quá cao nên vẫn còn nhiều đối tượng bất chấp, sẵn sàng chống đối cơ quan chức năng. Điển hình như vụ việc tại thôn Thâm Loỏng, xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc. Khi lực lượng chức năng ập vào, bắt quả tang ô tô mang BKS 98C-030.08 do Trần Văn Thưởng, trú tại Yên Hòa, Yên Mỹ, Hưng Yên điều khiển đang bốc xếp 1.500 con gà thải loại, một số đối tượng đã kích động người dân trong thôn chống đối, ném đá, cướp hàng, giữ ô tô...

Trong quá trình đưa tang vật và đối tượng ra khỏi địa bàn, tổ công tác đã bị bao vây, ném đá khiến một số người bị thương. Ngay sau đó, cũng tại khu vực này, Công an tỉnh Lạng Sơn tiếp tục thu giữ gần 2.000 con gia cầm giống gồm vịt, gà, ngỗng con tại điểm tập kết giáp ranh giữa thôn Khuổi Mươi và Thâm Loỏng, nhưng đã bị nhiều đối tượng tổ chức cướp lại.

Trước tình hình trên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát yêu cầu các địa phương biên giới phải kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu gia cầm vào nội địa. Đồng thời thực hiện nghiêm công điện của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm để bảo vệ chăn nuôi trong nước trong những tháng cuối năm, đảm bảo đủ thực phẩm không có dịch bệnh cho nhu cầu thị trường, không để tình trạng “lờn”, coi thường dịch bệnh.


Related news

Tân Thuận Đông Phát Triển Mô Hình Xoài Bao Trái Sạch, An Toàn Tân Thuận Đông Phát Triển Mô Hình Xoài Bao Trái Sạch, An Toàn

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng là hướng đến sử dụng các sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đáp ứng nhu cầu này, tại xã Tân Thuận Đông (TP.Cao Lãnh) người dân đã dần áp dụng mô hình sản xuất bao trái sạch, an toàn khá hiệu quả.

Tuesday. October 21st, 2014
Công Nghệ Chế Biến Thực Phẩm Gia Tăng Giá Trị Cho Ngành Cá Việt Nam Công Nghệ Chế Biến Thực Phẩm Gia Tăng Giá Trị Cho Ngành Cá Việt Nam

Ngày 16/10, tại Khách sạn Iris (TP.Cần Thơ), Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI) phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức Hội thảo công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành cá Việt Nam.

Tuesday. October 21st, 2014
Nâng Cao Kỹ Thuật Canh Tác Hồ Tiêu Nâng Cao Kỹ Thuật Canh Tác Hồ Tiêu

Những năm gần đây, người dân ồ ạt trồng mới cũng như chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác bền vững nên xảy ra tình trạng dịch bệnh trên cây tiêu. Trước tình hình đó, huyện Chư Pưh đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục, nhất là việc phổ biến kiến thức trong canh tác cây tiêu theo hướng bền vững.

Tuesday. October 21st, 2014
Vươn Lên Nhờ Cam Sành Vươn Lên Nhờ Cam Sành

Trong căn nhà tường còn mới, hai vợ chồng ông Lê Văn Đông, ở ấp Đông Bình, ngồi kể chuyện một thời nghèo khó. Ông Đông nhớ lại: “Cha mẹ đông con nên chia cho hai vợ chồng tui 2 công đất. Ra riêng, tui lúc đó vừa đi làm mướn, vừa làm ruộng, vậy mà nghèo hoài không dứt ra được. Khoảng bảy năm trước, khi bắt đầu trồng cam sành thì cuộc sống tui mới đỡ hơn”.

Tuesday. October 21st, 2014
Một Chặng Đường Nỗ Lực Cho Kinh Tế Tập Thể Một Chặng Đường Nỗ Lực Cho Kinh Tế Tập Thể

Nhìn chung, khu vực KTTT trong tỉnh đóng vai trò khá tích cực trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế cho địa phương. Kết quả rõ nhất là hiện nay, thu nhập bình quân của thành viên hợp tác xã (HTX) đã được tăng lên 1,8 lần so với cuối năm 2009.

Tuesday. October 21st, 2014