Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hơn 15 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Cho Sản Phẩm Nuôi Bò Thịt

Hơn 15 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Cho Sản Phẩm Nuôi Bò Thịt
Publish date: Wednesday. March 4th, 2015

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật – tài chính – thị trường cho sản phẩm bò thịt năm 2015 – 2016, với tổng kinh phí thực hiện là 15.640.490.000 đồng. Trong đó: Năm 2015 là 8.119.770.000 đồng. Năm 2016 là 7.520.720.000 đồng.

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sinh sản đàn bò cái nền thông qua việc chuyển giao bò giống sinh sản tốt và kỹ thuật gieo tinh nhân tạo, tiến tới phát triển tăng quy mô đàn bò hướng thịt giống cao sản. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để chăn nuôi bò thịt theo hướng công nghệ cao, thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bò thịt. Từng bước xây dựng vùng sản xuất con giống và vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao cung cấp cho tỉnh và các tỉnh bạn.

Đến cuối năm 2016: Hỗ trợ kinh phí mua được 500 con bò cái nền, từ 500 con bò cái nền này cho gieo tinh nhân tạo sinh ra được khoảng 145 con bê lai và khoảng 145 con bò cái đang mang thai. Những con bê lai cái có đặc tính tốt sẽ 2 tuyển chọn để làm cái nền, những con bê lai còn lại để chăn nuôi hướng thịt chất lượng cao.

Phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Đến cuối năm 2016 trên địa bàn tỉnh có ít nhất 500 con bò lai hướng thịt chất lượng cao (lai Angus, lai Droughtmaster, lai Charoclais …) cung cấp cho thị trường. Thành lập 15 tổ, nhóm sản xuất chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, bò cái sinh sản (mỗi tổ có từ 05 – 10 hộ chăn nuôi bò). Xây dựng thí điểm 02 điểm tập kết bò thịt để hỗ trợ mua bán bò thịt trong các tổ hợp tác chăn nuôi bò.

Các hoạt động hỗ trợ gói kỹ thuật (giai đoạn 2015 – 2016) gồm: Đào tạo kỹ thuật viên gieo tinh nhân tạo cho bò để thực hiện công tác gieo tinh nhân tạo cho các bò cái nền trong kế hoạch. Tập huấn cán bộ kỹ thuật với các chuyên đề về dinh dưỡng, thức ăn và một số bệnh sinh sản ở bò để các cán bộ này có thể hướng dẫn người chăn nuôi tham gia kế hoạch các phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc bò lai hướng thịt chất lượng cao. Tập huấn cho nông dân kiến thức về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bò cái sinh sản, bò thịt, kỹ thuật phối trộn thức ăn hỗn hợp cho bò.

Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ xây dựng mô hình trồng cỏ nuôi bò, hỗ trợ máy thái cỏ cho những hộ chăn nuôi bò có quy mô trên 8 con; hỗ trợ 30% chi phí mua máy. Xây dựng thí điểm 02 điểm tập kết bò thịt tại hai huyện Tịnh Biên và Chợ Mới...

Đặc biệt, chính sách cho vay rộng rãi, ngoài chính sách hỗ trợ ban đầu để khuyến khích nông dân tham gia, các ngân hàng có chính sách cho vay rộng rãi đối với những nông dân tham gia các tổ hợp tác chăn nuôi có ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp thu mua sản phẩm...


Related news

Đồng Tháp tổ chức sản xuất, lấy liên kết sản xuất và tiêu thụ làm nhiệm vụ trọng tâm Đồng Tháp tổ chức sản xuất, lấy liên kết sản xuất và tiêu thụ làm nhiệm vụ trọng tâm

Năm 2014, toàn tỉnh Đồng Tháp triển khai xây dựng các cánh đồng lớn (cánh đồng liên kết) với diện tích 86.630ha/524.262ha, chiếm 16,5% tổng diện tích sản xuất cả năm. Trong những tháng đầu năm 2015, tỉnh triển khai xây dựng 62.272ha cánh đồng liên kết. Nông dân sản xuất trong các cánh đồng liên kết giảm giá thành sản xuất lúa được từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận từ 22 - 2 3 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ).

Friday. August 14th, 2015
Cà Mau chuẩn bị vụ lúa trên đất nuôi tôm Cà Mau chuẩn bị vụ lúa trên đất nuôi tôm

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy gần 45.000 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết.

Friday. August 14th, 2015
Cân đối nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu Cân đối nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu

Cây chè được xem là cây trồng chủ lực không chỉ giúp nông dân Lâm Đồng xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, do nhiều nơi sản xuất vẫn còn tự phát, không theo quy hoạch, chưa tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với người sản xuất, nên hiện giá trị sản phẩm chè Lâm Đồng trên thương trường cạnh tranh trong và ngoài nước vẫn còn ở mức “khiêm tốn”.

Friday. August 14th, 2015
Giá dừa chạm mức thấp, người trồng lo lắng Giá dừa chạm mức thấp, người trồng lo lắng

Người trồng dừa lo lắng khi thương lái hỏi mua tại vườn với mức giá từ 26.000 - 30.000 đ/chục.

Friday. August 14th, 2015
Chanh rớt giá, nông dân gặp khó Chanh rớt giá, nông dân gặp khó

Cách đây khoảng vài tháng, giá chanh đạt mốc 20 - 25 ngàn đồng/kg, nhà vườn rất phấn khởi, tuy nhiên hiện nay thì 10kg chanh chưa đổi được một ly café đá đã khiến không ít nhà vườn trăn trở khi canh tác loại cây trồng này.

Friday. August 14th, 2015