Tôm Hùm Rớt Giá

* Ngư dân Tuy An (Phú Yên) trúng tôm đất và tôm rằn
Theo nhiều người nuôi tôm ở TX Sông Cầu, hiện giá tôm hùm thương phẩm chỉ còn 1,4 triệu đồng/kg, giảm 500.000 đồng/kg so với thời điểm trước Tết Ất Mùi. Nguyên nhân là do hiện một số lồng bè nuôi tôm hùm khoảng 10 tháng tuổi, trọng lượng 0,2 đến 0,3kg/con bị chết rải rác, người nuôi bán rẻ, kéo giá tôm thương phẩm giảm theo.
Cũng theo người nuôi tôm hùm, thời gian nuôi trung bình 18 tháng mới cho thu hoạch, trọng lượng tôm từ 1,2 đến 1,5kg/con, sau khi trừ chi phí mỗi lồng nuôi lãi 20 triệu đồng. Thế nhưng, tình trạng tôm hùm chết có dấu hiệu gia tăng, người nuôi rất lo ngại.
Trong khi đó, từ trước Tết Nguyên đán Ất Mùi đến nay, tôm đất và tôm rằn xuất hiện nhiều ở khu vực đầm Ô Loan (huyện Tuy An), giúp nhiều ngư dân có thu nhập. Bình quân mỗi ngày có 40 sõng khai thác tôm đất và tôm rằn ở khu vực đầm Ô Loan. Với giá từ 200.000 đồng đến 220.000 đồng/kg tôm đất (loại khoảng 120 con/kg) và từ 280.000 đồng đến 320.000 đồng/kg tôm rằn (loại 80 con/kg), nên nhiều người có thu nhập gần 1 triệu đồng/ngày.
Related news

Nhà vườn trồng cây ăn trái ở ĐBSCL đang cười tươi khí trái cây vụ nghịch đang có giá rất cao.

Sử dụng chế phẩm sinh học để ủ phân hữu cơ vi sinh thay thế dần phân hóa học đang được Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai khuyến cáo vì nhiều tác dụng hữu ích. Trước tiên, phân hữu cơ vi sinh cung cấp nguồn vi sinh vật có lợi giúp cải tạo đất, làm đất tươi xốp, giữ độ ẩm và dưỡng chất cho đất… nên kích thích sự ra rễ, cây trồng sẽ phát triển mà hạn chế được sâu bệnh tấn công

Chạch lấu phân bố nhiều nơi từ Bắc, Trung, Nam, ưa sống ở các khe đá, ăn động vật là chính gồm các loại giun, ấu trùng côn trùng và côn trùng trưởng thành, tôm tép, cá con, mùn bã hữu cơ

Thực hiện Đề án Nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả tôm nuôi giai đoạn 2011 - 2015, xã Hiệp Tùng (Cà Mau) đang dần mở ra phương thức sản xuất mới, xây dựng các tổ hợp tác (THT) nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.

Ở Quảng Ngãi, dịch bệnh liên tục hoành hành trên tôm. Người đau thì cần bác sỹ, tôm bệnh thì cần thú y thủy sản. Thế nhưng chẳng thấy bóng dáng cán bộ thú y thủy sản đâu, người nuôi tôm đơn độc chống chọi dịch bệnh trong vô vọng.