Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa

Đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa
Publish date: Tuesday. June 30th, 2015

Những tín hiệu vui

Trong 5 năm qua, nông nghiệp ở Mèo Vạc trải qua chặng đường phát triển đầy gian khó nhưng cũng không ít thành quả. Các đề án, phương án, kế hoạch thuộc lĩnh vực trồng trọt được tích cực triển khai trên địa bàn và phát huy hiệu quả cao; cơ cấu cây trồng của huyện có sự chuyển dịch mạnh mẽ; diện tích, năng suất và sản lượng của các cây trồng chính hàng năm đều tăng. Đặc biệt diện tích ngô lai, ngô vụ 2, cây vụ Đông được mở rộng góp phần tăng vụ và thay thế các giống địa phương năng suất thấp. Từ đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng cơ bản nhu cầu hàng hóa nông sản, thực phẩm phục vụ tại chỗ; một số sản phẩm nông nghiệp đã trở thành hàng hóa.

Đồng chí Lý Xuân Rắng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mèo Vạc cho biết: “Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là nhận thức của người nông dân còn nhiều hạn chế nên việc áp dụng KHKT vào sản xuất gặp nhiều trở ngại, nhưng với việc làm tốt công tác tuyên truyền cùng với đội ngũ cán bộ lăn lộn cơ sở đã giúp cho bà con dần hình thành thói quen sản xuất thâm canh tăng vụ, chuyển đổi giống cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng năng suất, sản lượng”. Tính riêng năm 2015, tổng sản lượng lương thực (có hạt) toàn huyện ước đạt 34.516,8 tấn, tăng 8.516 tấn so với năm 2010; bình quân lương thực đầu người ước đạt 442 kg/người/năm, tăng 19,46% so với năm 2010.

Giá trị sản xuất/ha canh tác cây hàng năm ước đạt 31,84 triệu đồng/ha, tăng 10,73 triệu đồng/ha so với năm 2010. Bên cạnh đó, chăn nuôi được chú trọng đầu tư và phát triển đúng hướng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo thu nhập chính trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện; các đề án, kế hoạch thuộc lĩnh vực phát triển chăn nuôi, nhất là chương trình trồng cỏ gắn với phát triển đàn bò hàng hóa được tập trung triển khai thực hiện, đạt hiệu quả cao. Đàn gia súc, gia cầm và đàn ong của huyện có sự phát triển khá về quy mô; nuôi trồng thủy sản được quan tâm; các sản phẩm chăn nuôi như bò, mật ong Bạc hà đã trở thành hàng hóa...

Giải pháp phát triển

Trong lộ trình hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, Mèo Vạc xác định tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng, tập trung thâm canh tăng năng suất, sản lượng các loại cây trồng; tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chú trọng phát triển cây vụ Đông, tăng hệ số sử dụng đất; chuyển đổi các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, thực hiện cải tạo và phát triển các loại cây ăn quả; tăng cường đầu tư thâm canh, đa dạng hóa sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 301,18 tỷ đồng, chiếm 39,86% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Bên cạnh đó, tập trung cải tạo, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm có giá trị cao như trâu, bò, dê và đàn ong; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình chuyển đổi đất sang trồng cỏ phát triển chăn nuôi bò hàng hóa, tạo thương hiệu bò vàng Mèo Vạc; chú trọng phát triển đàn gia súc cái sinh sản. Phấn đấu đưa Mèo Vạc trở thành đầu mối sản xuất, chế biến và tiêu thụ đặc sản mật ong Bạc hà của tỉnh. Chú trọng phát triển mở rộng quy mô diện tích, nâng cao năng suất, sản lượng, gắn với việc đầu tư công nghệ chế biến làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch; tăng cường công tác khuyến nông, thông tin thị trường, làm tốt việc xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm thế mạnh của địa phương. Gắn mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp với xây dựng NTM...

Những thành quả có được đang tạo cơ sở giúp Mèo Vạc đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa. Cùng với nhiều giải pháp mang tính toàn diện có thể khẳng định trong thời gian gần, nông nghiệp Mèo Vạc sẽ tạo ra sự bứt phá và người nông dân sẽ không còn lo đói nghèo.  


Related news

Hà Nội Tập Trung Thu Hoạch Lúa Vụ Mùa Hà Nội Tập Trung Thu Hoạch Lúa Vụ Mùa

Từ cuối tháng 9 đến nay, nông dân các xã trên địa bàn huyện Thanh Oai như Thanh Mai, Bích Hòa, Cao Dương, Hồng Dương... hối hả bước vào vụ gặt. Theo các hộ nông dân, thời tiết nắng ráo như hiện nay rất thuận lợi cho việc thu hoạch và bảo quản thóc. Vụ mùa năm 2014, toàn huyện Thanh Oai gieo cấy 6.666 ha, trong đó, diện tích cấy các giống lúa lai có năng suất và chất lượng cao như: Bắc thơm số 7, BC15, lúa lai Thái Xuyên 111... chiếm khá lớn.

Tuesday. October 7th, 2014
Nhiều Thách Thức Trong Quá Trình Chuyển Đổi Cây Màu Trên Đất Lúa Nhiều Thách Thức Trong Quá Trình Chuyển Đổi Cây Màu Trên Đất Lúa

Những năm qua, tốc độ tăng trưởng ngành sản xuất lúa gạo của Đồng Tháp liên tục tăng mạnh. Diện tích gieo trồng hằng năm ước đạt 500 nghìn ha, sản xuất 2 - 3 vụ/năm. Năm 2013, diện tích trồng lúa của tỉnh tăng 514.803 ha, sản lượng 3,3 triệu tấn, đạt cao nhất từ trước đến nay.

Tuesday. October 7th, 2014
Thanh Hóa Làm Giàu Từ Sản Xuất Vụ Đông Thanh Hóa Làm Giàu Từ Sản Xuất Vụ Đông

Trước đây, ở Thanh Hóa nhiều người chỉ coi vụ xuân và vụ mùa mới là vụ sản xuất chính, chưa mấy coi trọng sản xuất vụ đông. Nhiều năm gần đây, các giống lúa ngắn ngày được lai tạo và du nhập ngày càng nhiều nên thời gian cho vụ đông được kéo dài, thuận lợi cho việc sản xuất.

Tuesday. October 7th, 2014
Hàm Thuận Nam Nỗ Lực Thực Hiện Thanh Long VietGAP Hàm Thuận Nam Nỗ Lực Thực Hiện Thanh Long VietGAP

Huyện Hàm Thuận Nam có diện tích thanh long dẫn đầu Bình Thuận. Trong những năm gần đây, người dân địa phương này đã quen dần thực hành sản xuất nông nghiệp tốt với cây trồng chủ lực thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu các nước trong khu vực…

Wednesday. October 8th, 2014
25 Tấn Cá Tra Của Công Ty Hùng Vương Đã Được Giải Tỏa Tại Nga 25 Tấn Cá Tra Của Công Ty Hùng Vương Đã Được Giải Tỏa Tại Nga

Cụ thể, TTXVN đưa tin, Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga Rosselkhoznadzor ngày 6/10 cho biết hơn 25 tấn cá basa filê đông lạnh của Việt Nam cập Cảng Lớn ở thành phố St. Petersburg đã bị áp dụng hạn chế tạm thời.

Wednesday. October 8th, 2014