Việt Nam tạm dừng chào bán gạo 25% tấm vì nguồn cung không nhiều

Giá gạo 25% tấm của Việt Nam tăng lên 350-360 USD/tấn, so với 335-345 USD/tấn tuần trước.
Dự báo thị trường lúa gạo trong nước sẽ tiếp tục sôi động do Philippines đang lên kế hoạch nhập khẩu thêm 1 triệu tấn gạo vào đầu năm 2016.
Điều này sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu tăng trở lại từ nay đến vụ Đông Xuân 2016, trong khi nguồn cung lúa Thu Đông đang giảm dần do hiện đã vào cuối vụ thu hoạch, giá lúa tiếp tục có lợi cho nông dân.
Thời gian gần đây, giá lúa gạo trong nước có xu hướng tăng tích cực, giao dịch sôi động khi các thương lái đẩy mạnh thu gom cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Giá lúa tăng tại hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt tại Cần Thơ, giá lúa vụ Thu Đông tăng mạnh so với đầu vụ do khan hiếm nguồn cung và nhu cầu thu mua lúa nguyên liệu của các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Philippines.
Giá lúa tại Cần Thơ đã tăng từ 300-400 đồng/kg so với thời điểm giữa vụ.
Giá lúa khô tại kho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long loại thường hiện dao động từ 5.300-5.400 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.500-5.600 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.850-6.695 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.700-6.800 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Sau khi trúng thầu cung ứng 450.000 tấn gạo cho Philippines và ký hợp đồng bán 1 triệu tấn gạo cho Indonesia, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng liên tục.
Nhiều doanh nghiệp dự đoán rằng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn tăng trong thời gian tới khi mà Indonesia bắt tay vào nhập khẩu gạo.
Trên thị trường xuất khẩu, sau một thời gian dài luôn ở mức thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan, vào thời điểm này, giá nhiều loại gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng cao hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan từ 10-15 USD/tấn.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến ngày 20/10, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 4,5 triệu tấn gạo với trị giá trên 1,9 tỷ USD.
Related news

Hiện nay, diện tích chuyên NTTS ở các vùng triều trên địa bàn tỉnh là 18.050 ha, trong đó, nuôi nước ngọt 10.350 ha; nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha. Để hoạt động NTTS của người dân đạt hiệu quả, ngay từ đầu vụ nuôi ngành thủy sản đã phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về các đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

Ông Lê Văn Cự, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên cho biết: “Dự án khảo sát trở lại những hang có tiềm năng nhất và có dấu vết của yến để khai thác được. Có thể nói Công ty yến sào Khánh Hòa rất mạnh về nhân lực, vật lực, cùng Sở KHCN tiến hành khôi phục đàn yến Phú Yên.

Chúng tôi chạy xe máy dọc theo hướng Lộc Ninh lên cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước) thăm trang trại trồng tiêu rộng 3 ha của của gia đình ông Nguyễn Quốc Mạnh (ấp Thạnh Đông, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh). Đập vào mắt chúng tôi là ngôi nhà Thái bề thế, mái ngói đỏ tươi, xung quanh là vườn tiêu tươi tốt đang thời kỳ cho thu hoạch.

Ông Trịnh Thanh Chiều, một hộ dân trồng mía tại ấp 8, xã Trí Lực (huyện Thới Bình) cho biết: Giá mía đã tăng lên 100đ/kg so với mấy ngày trước, hiện cân tại vườn với giá 620đ/kg, người dân bớt lo lắng.

Thông tư của Bộ NN-PTNT hướng dẫn, từ ngày 1/1/2015, thực hiện quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cá tra theo Nghị định 36. Hơn 6 tháng cuối năm 2014 là “lộ trình” cho các DN bán hết hàng tồn kho, sau đó sản phẩm cá tra chế biến muốn xuất khẩu phải thoát khỏi “cục nước đá”. Nếu kiểm tra phát hiện “cục nước đá” sẽ bị buộc chế biến lại hoặc tiêu hủy, cơ sở chế biến có thể bị đình chỉ sản xuất. Tất cả nhằm lấy lại uy tín chất lượng cho cá tra, từng bước xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.