Việt Nam phát triển nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Theo đó, hai bên cam kết hợp tác để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP đến chứng nhận ASC.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, nuôi trồng thủy sản là một trong bốn lĩnh vực chủ chốt trong ngành thủy sản của Việt Nam, chiếm 60% tổng sản lượng thủy sản và dự kiến sẽ tăng lên 70% vào năm 2020.
Để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, ông Tuấn cho biết, Bộ NN & PTNT đã ban hành Tiêu chuẩn Thực hành Nông nghiệp tốt Việt (VietGAP).
Cả hai bên xem xét sự khác biệt giữa VietGAP và ASC và đồng ý triển khai một dự án chung đưa ra hướng dẫn cho người nuôi đã đạt chứng nhận VietGAP tiến tới đạt chứng nhận ASC.
Chris Ninnes, Giám đốc điều hành của ASC, cho biết, thông qua dự án này, ASC đang tiếp cận với các người nuôi trong đó có cả người sản xuất nhỏ và sẽ hỗ trợ họ trong việc cải thiện hoạt động của mình.
Ông cho biết cách tiếp cận này cũng sẽ cho phép các ASC trở thành một nhà cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn bằng cách giảm chi phí cho các nhà sản xuất, những người muốn đạt được chứng nhận ASC. Hiện nay, ASC đã cấp giấy chứng nhận chất lượng cho khoảng 3.000 nhãn hiệu trên thị trường và trên 500.000 tấn sản phẩm.
Trong năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra, trong đó quy định các trại nuôi phải đạt chứng nhận VietGAP hoặc chứng chỉ tương đương vào cuối năm 2015. Đây là cam kết của Chính phủ Việt Nam để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.
Related news

Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính về việc đưa mặt hàng thức ăn chăn nuôi sản xuất công nghiệp đang áp dụng mức thuế giá trị gia tăng là 5% về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Thành phố Ðà Nẵng có 11 xã thuộc huyện Hòa Vang tham gia xây dựng nông thôn mới. Ðến nay, đã có hai xã Hòa Châu và Hòa Tiến được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện đang phấn đấu trong hai năm 2014 và 2015, đưa chín xã còn lại hoàn thành 19 tiêu chí theo quy định, về đích trước năm năm so với cả nước.

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, Chính phủ đã đề ra mục tiêu đổi mới căn bản về công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, trong đó có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm bảo đảm quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần được tiếp tục tháo gỡ...

Ông Anh Quân, nông dân ở xã Xuân Thạnh (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) hồ hởi: “Tôi có hơn 600 gốc ca cao trồng xen với cao su trên diện tích 2 ha, nên vừa rồi dù giá mủ cao su rớt mạnh, nhưng cũng vớt vát lại được hơn 100 triệu đồng nhờ bán quả ca cao tươi”.

Nhiều giải pháp về thuế, vốn vay, chính sách phát triển công nghiệp chế biến sâu sản phẩm cao su… đã được đặt ra tại hội nghị bàn giải pháp tiêu thụ cao su nguyên liệu trong nước mới diễn ra tại TP.HCM.