Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nông Dân Với Hệ Thống Tưới Nước Tự Động

Người Nông Dân Với Hệ Thống Tưới Nước Tự Động
Publish date: Thursday. August 1st, 2013

Là một sĩ quan quân đội, năm 1990 ông Hà Văn Hảo xuất ngũ và quyết định rời thành phố Hồ Chí Minh đến ấp 3, xã Lộc Hưng (Lộc Ninh) lập nghiệp. Sau nhiều năm vất vả tưới nước cho cây trồng bằng phương pháp thủ công, ông đã tìm hiểu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật làm hệ thống tưới nước tự động.

Sau nhiều năm lập nghiệp trên vùng đất mới, đến nay gia đình ông Hà Văn Hảo có hơn chục héc ta đất trồng cây ăn trái và cao su. Trong đó, hơn 4 ha xoài; 2 ha trồng cam, quýt và bưởi da xanh; 2 ha chuối trồng xen mít Thái siêu sớm; hơn 5 ha cao su và 1 ha mặt nước. Hàng năm đem lại nguồn thu cho gia đình ông hàng tỷ đồng.

Tiếp xúc với chúng tôi, ông Hảo không ngần ngại chia sẻ về thành quả hôm nay. Đặc biệt ông tự hào về hệ thống tưới nước tự động do ông sáng tạo và áp dụng. Hệ thống này rất đơn giản, ai cũng có thể làm được, giúp nông dân không còn lao động mệt nhọc như trước nữa.

Hệ thống tưới nước tự động được ông Hảo dùng ống nhựa kéo dọc theo hàng cây trồng, 2 hàng một ống tương ứng với mỗi gốc được khoan một lỗ lớn hơn đầu đũa. Mỗi khu vực của từng loại cây trồng là một giếng khoan với hệ thống ống được nối với máy bơm đặt tại giếng. Khi bật điện máy bơm sẽ đẩy nước chạy dọc theo ống. Đầu cuối của mỗi đường ống được lắp van khóa, áp suất sẽ đẩy nước ra các lỗ khoan tưới nhỏ giọt đồng loạt cho các gốc cây.

Theo ông Hảo: “Sử dụng hệ thống này rất đơn giản, đầu tư ít nhưng tránh lãng phí nước tối đa so với các hệ thống tự động khác. Vì lượng nước tưới cho mỗi gốc cây với số lượng ít, tưới theo kiểu thẩm thấu; độ chính xác cao, do đó lượng nước tưới cây trồng hấp thụ được nhiều và tiết kiệm điện, nước”.

Ông Hảo cho biết thêm: “Trước đây tôi kéo ống tưới cho từng gốc cây, làm như vậy tốn công sức và cần nhiều công lao động, hiệu quả lại không cao. Sau khi tìm hiểu nhiều hệ thống tưới nước tự động, tôi thấy cách làm này phù hợp với điều kiện của mình, nên đầu tư hơn 30 triệu đồng cho 10 ha. Từ đó đến nay, chỉ cần một người đến các điểm bật công tắc điện cho máy bơm chạy, sau đó đi kiểm tra hệ thống ống nước”.

Ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch Hội nông dân huyện Lộc Ninh cho biết: Ông Hà Văn Hảo là nông dân sản xuất giỏi, kiên trì và thành công với mô hình trái cây tổng hợp đầu tiên của huyện. Ông Hảo còn là người đầu tiên tìm hiểu, áp dụng hệ thống tưới nước tự động rất đơn giản và hiệu quả. Nhiều nông dân trong huyện đã tham quan và áp dụng để học hỏi làm theo.


Related news

Thâm canh cây ăn quả theo VietGAP, thu 300 - 700 triệu đồng/ha Thâm canh cây ăn quả theo VietGAP, thu 300 - 700 triệu đồng/ha

Nông dân tại Ninh Thuận ngày càng ý thức được vai trò của việc sản xuất cây ăn quả theo quy trình kỹ thuật bài bản.

Thursday. May 13th, 2021
Nuôi cánh kiến đỏ, lãi gấp chục lần trồng rừng Nuôi cánh kiến đỏ, lãi gấp chục lần trồng rừng

Ở miền núi Thanh Hóa, mô hình trồng cây đậu thiều làm cây chủ để thu cánh kiến đỏ cho thu nhập gấp hàng chục lần trồng rừng, nhưng dân lại chưa mặn mà.

Friday. May 14th, 2021
Trồng lại rong biển bằng kỹ thuật mới Trồng lại rong biển bằng kỹ thuật mới

Vùng biển Quảng Ninh có loài rong biển dược tính rất cao, nếu được nuôi trồng để cung ứng nguyên liệu cho các đơn vị chiết xuất tân dược, sẽ là hướng phát triển

Friday. May 21st, 2021
Thành công từ đam mê lai tạo tôm cảnh Thành công từ đam mê lai tạo tôm cảnh

Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một bức tranh đa sắc màu với sự lung linh huyền ảo từ những hồ kính nuôi tôm cảnh nơi đây.

Wednesday. May 26th, 2021
Tỉ phú ốc nhồi Tỉ phú ốc nhồi

Ông Cầu mua lại những thửa ruộng bỏ hoang của người dân để cải tạo thành trang trại nuôi ốc nhồi, mỗi năm thu hàng tỉ đồng.

Thursday. May 27th, 2021