Vị Thủy (Hậu Giang) Trồng Hoa Sinh Thái Trên 220ha Lúa

Qua hơn 3 năm triển khai mô hình trồng hoa sinh thái trên bờ ruộng, vụ Đông xuân này, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) mở rộng trên 220ha tại 4 xã: Vị Thắng, Vị Thanh, Vĩnh Thuận Tây và Vĩnh Trung.
Nhìn chung, mô hình vẫn áp dụng những kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nông dân đã ứng dụng trước đó như: xuống giống lúa đồng loạt để “né” rầy, chương trình IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” kết hợp trồng các loại hoa màu sắc sặc sỡ trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié…
Qua thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả kép: Cụ thể, mỗi vụ lúa giảm được từ 1 - 2 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/ha.
Một số hộ nông dân áp dụng biện pháp “1 phải, 5 giảm”, không phun thuốc bảo vệ thực vật ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của cây lúa. Đặc biệt một số nơi, nông dân còn trồng xen rau màu, chủ yếu là dưa hấu, bầu bí, đậu bắp... để tăng thêm thu nhập.
Nguồn bài viết: http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE183195/Vi_Thuy_Trong_hoa_sinh_thai_tren_220ha_lua.aspx
Related news

Thời điểm này, nông dân ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ xuân. Trên cánh đồng của xóm Hoàng Gia, xã Nam Hòa, nhiều người dân đang làm đất để chuẩn bị gieo cấy lúa. Chị Nguyễn Thị Xuân, một người dân trong xóm cho biết: Vụ này, gia đình tôi gieo cấy 5 sào lúa, chủ yếu là giống Khang dân.

Trong năm, hiệp hội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất mía đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, năm 2014 Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã tạo được nhiều chuyển biến mạnh mẽ sau tái cấu trúc... Nhờ vậy, sau 2 năm không hoàn thành kế hoạch, năm 2014 công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh với sản lượng mía ép đạt 980.112 tấn, doanh thu đạt 1.618 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 75 tỷ đồng.

Để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất mía, tổ chức lại đất đai, dồn điền đổi thửa, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Tại huyện Thọ Xuân, để hoàn thành mục tiêu gieo cấy 7.300 ha lúa chiêm-xuân 2014-2015, cùng với việc khẩn trương thu hoạch diện tích cây trồng vụ đông, bà con nông dân trong huyện đã tập trung gieo cấy. Năm nay, nhờ đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa, áp dụng cơ giới hóa vào gieo cấy, nên đến nay, toàn huyện đã gieo cấy được hơn 6.000 ha lúa, chiếm hơn 80% diện tích.

Ông Võ Hồng Quốc, một nông dân ấp Phú Trí A, cho biết gia đình ông trồng thử nghiệm trên khoảng 80 gốc cây đào tiên, tạo hình thành công 300-400 trái đào tiên hình hồ lô có chữ tài lộc.