Malaysia Đã Thu Hồi Táo Nhập Khẩu Từ Mỹ Nhiễm Vi Khuẩn Chết Người

Thứ trưởng Bộ Y tế nước này cho biết nước này đã thu hồi 20.000 quả táo hiệu Gala và Granny Smith nhập khẩu từ Mỹ trị giá gần 25.700 USD.
Thứ trưởng Bộ Y tế Malaysia Hilmi Yahya cho biết nước này đã thu hồi 20.000 quả táo hiệu Gala và Granny Smith nhập khẩu từ Mỹ trị giá 82.000 RM (gần 25.700 USD) do lo ngại nhiễm vi khuẩn Listeria.
Phát biểu tại cuộc họp báo tại thị trấn Balik Pulau, bang Penang hôm 18/1, ông Hilmi Yahya cho biết cho đến nay, táo bị ảnh hưởng chỉ được phát hiện ở hai bang phía Đông Malaysia là Sabah và Sarawak.
Bộ Nông nghiệp Malaysia đã buộc phải hạn chế nhập khẩu những loại táo này sau khi nhận được thông báo từ Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) về sự cố nhiễm khuẩn làm 3 người tử vong và nhiều người ốm ở Mỹ và Canada.
Tại Mỹ, trong số những người bị nhiễm, có 31 ca phải nhập viện và ít nhất 3 người đã tử vong, 10 ca trong số đó đang mang thai và 1 ca bị sảy thai.
FDA phát hiện hai chủng vi khuẩn gây bệnh listeriosis tại một nhà máy chế biến táo ở California. Vi khuẩn này có thể gây sốt cao, nhức đầu dữ dội, cứng cổ, buồn nôn, và trong trường hợp nặng có thể tử vong.
Trong tuyên bố ra ngày 17/1, Tổng giám đốc Bộ Y tế Noor Hisham Abdullah cho biết, Bộ đã tiến hành kiểm tra táo nhập khẩu từ California tại tất cả các điểm nhập cảnh vào Malaysia.
Ông cho biết, Bộ đã xác định được hai nhà nhập khẩu các loại táo trên vào thị trường trong nước và đã chỉ thị hai cơ quan này thu hồi hai loại táo trên.
Related news

Giá cao, lợi nhuận nhiều nên thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) đã ồ ạt lên liếp để trồng cam. Giờ đây, huyện Trà Ôn đã đứng đầu về diện tích cam trong tỉnh. Tuy nhiên, theo ngành chức năng của địa phương, cách trồng của người dân chưa bền vững.

Qua 10 năm, ngành nông nghiệp khu vực Nam bộ triển khai thực hiện mô hình “Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn GAP” thì đến nay mới có 29 mô hình được chứng nhận. Và tất cả những mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đã đạt thì vẫn chưa thể nhân rộng.

Cuối tháng 3, ông Trần Văn Thanh ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên) mua hạt giống đậu xanh về tỉa trên một sào đất nằm ven vườn nhà. Nhờ nguồn nước tưới dồi dào, chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh nguy hiểm nên ruộng đậu xanh của ông Thanh phát triển rất tốt.

Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết, giá giống cao su tăng cao, giá mủ cao su xuống thấp, không tiêu thụ được, khiến nhiều hộ dân hoang mang, không tiếp tục trồng, nên tiến độ trồng mới chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 7, toàn huyện mới trồng được 21,6 ha, đạt 6,2% kế hoạch, tập trung ở các xã: Lương Sơn 10,4 ha, Xuân Thắng 6 ha, Xuân Cẩm 4,2 ha và Thọ Thanh 1 ha.

Câu chuyện bắt đầu khi xã Vạn Ninh cùng với các địa phương khác trong huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) khởi động phong trào xây dựng nông thôn mới. Với địa hình bán sơn địa có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi kết hợp trồng rừng, xã Vạn Ninh khuyến khích nhân dân tập trung vào các mô hình kinh tế trang trại với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó định hướng đến vấn đề quy hoạch tập trung, thân thiện với môi trường và xa khu dân cư.