Vào Mùa Cào Hến Ở An Giang

Từ sau Tết đến nay, ngư dân cào hến trên tuyến kênh Ông Cò (xã Vĩnh Trạch và Vĩnh Khánh, Thoại Sơn, An Giang) trúng đậm hến gạo.
Anh Trần Văn Cường cho biết: Kênh Ông Cò nối kênh Rạch Giá- Long Xuyên với kênh Láng Sen dài khoảng 12km, mùa lũ nước chảy yếu nên hến sinh sôi rất nhiều. Từ mùng 10 tháng Giêng, nước triều kém, mỗi ngày có 20-30 xuồng cào hến, mỗi xuồng cào được 100-120kg hến vỏ nên có thu nhập 250-300 ngàn đồng/ngày. 7kg hến vỏ luộc thu được 1kg hến ruột, thương lái đến nhà mua 20 ngàn đồng/kg.
Vào mùa nắng, hến là món ăn “giải nhiệt” và chế biến được nhiều món ngon, rẻ nên đắt hang.
Related news

Tình trạng phá giá lẫn nhau,chất lượng sản phẩm của một số doanh nghiệp không đồng nhất ở lĩnh vực xuất khẩu cá tra trong hơn 10 năm qua đã dẫn đến hệ lụy khôn lường. Nhiều hộ nuôi cá treo ao, doanh nghiệp chế biến thua lỗ hoặc sản xuất cầm chừng.

Nằm ngoài cánh đồng thôn Cẩm Giang, phường Đồng Nguyên (thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh), Xí nghiệp chăn nuôi Bắc Đẩu từ lâu đã được biết đến như một mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn chuyên nghiệp.

Hiện nay, ngành chăn nuôi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng đang đối mặt với không ít khó khăn. Nhiều hộ bỏ trống chuồng hoặc giảm đàn vì thua lỗ.

Hội Nông dân xã Thanh Tuyền (Dầu Tiếng) vừa phối hợp với Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bình Dương tổ chức Hội thảo giới thiệu sản phẩm bảo hiểm cây cao su (CS) cho người dân trong xã. Tại hội thảo bà con nông dân đã được nghe trình bày về sản phẩm bảo hiểm cây CS, giới thiệu các sản phẩm phi nhân thọ; đồng thời được giải thích một số thắc mắc xoay quanh việc mua bảo hiểm CS.

Quảng Nam đã từng triển khai công tác quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, quy hoạch này đã bị phá vỡ. Nuôi tôm sú nước lợ, nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát vẫn diễn ra tự phát, gây ô nhiễm môi trường. Và hiện nay, cơ quan chức năng đang tiến hành quy hoạch lại nghề nuôi tôm nước lợ theo hướng bền vững.