Lo Ngại Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tiếp Tục Tăng
Bộ Nông nhiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) lo ngại năm 2014 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tiếp tục tăng sẽ khiến dịch bệnh dễ bùng phát trên diện rộng.
Trong khi năm nay tôm thẻ chân trắng đóng góp rất nhiều vào tổng kim ngạch thủy sản và lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu loại tôm này vượt qua tôm sú.
Theo Bộ NN-PTNT, việc nuôi tôm tại các nơi chưa đủ điều kiện là nguyên nhân khiến dịch bệnh dễ bùng phát.
Còn theo ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng, những lo ngại của Bộ NN-PTNN dựa trên việc người dân hiện chọn nuôi tôm thẻ chân trắng thay vì tôm sú. Lý do, nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn chỉ sau 3 tháng là có thể thu hoạch được, và nếu trong trường hợp dịch bệnh bùng phát thì khoảng 45 ngày người nuôi có thể thu hoạch, bán cho các nhà máy nhằm thu hồi vốn, còn tôm sú không thể thu hoạch được.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) trong một lần trả lời phỏng vấn của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online nói rằng, trong thời gian qua, người tiêu dùng bắt đầu làm quen với những sản phẩm chế biến từ tôm thẻ chân trắng và nhu cầu tiêu thụ cũng đang tăng.
"Nếu người tiêu dùng các nước vẫn ưa chuộng tôm thẻ chân trắng thì người dân sẽ tiếp tục nuôi để cung cấp cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu", ông Hòe nói.
Thống kê của Bộ NN-PTNT cho thấy, đến hết tháng 11 năm 2013, diện tích nuôi tôm của cả nước ước đạt gần 653.000 héc ta. Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đạt gần 64.000 héc ta, sản lượng đạt hơn 243.000 tấn, còn diện tích nuôi tôm sú là gần 589.000 héc ta với sản lượng là gần 233.000 tấn. Như vậy, diện tích nuôi tôm sú gấp 9 lần so với tôm thẻ chân trắng nhưng sản lượng lại ít hơn 10.000 tấn.
Giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm trong 11 tháng của năm là 2,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 33% so với cùng kỳ, trong đó, kim ngạch xuất khẩu tôm thẻ đạt hơn 1,2 tỉ đô la Mỹ, tôm sú là hơn 1,1 tỉ đô la Mỹ, còn lại là các mặt hàng tôm khác.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, Bộ NN-PTNT cho biết, qua năm 2014 nhiều khả năng Trung Quốc, Thái Lan sẽ tăng được sản lượng tôm thẻ chân trắng vì đã phần nào kiểm soát được bệnh tôm chết sớm (EMS), qua đó, nguồn cung sẽ tăng tạo áp lực để đẩy giá tôm thẻ chân trắng xuống. Còn đối với người nuôi Việt Nam, nếu giá tôm thẻ chân trắng vẫn còn cao thì sẽ tiếp tục mở rộng diện tích.
Ông Nhiệm cho biết đầu tháng 12, giá tôm thẻ chân trắng đã đạt mức 200.000 đồng/kg (loại 30 con). Mức giá này tương đương với giá tôm sú cùng loại.
Theo Tổng cục thủy sản, tôm thẻ chân trắng bắt đầu được nuôi lần đầu ở Việt Nam vào năm 2001 ở dạng nuôi thử nghiệm. Từ tháng 1-2008 Bộ NN-PTNT bắt đầu cho nuôi tôm thẻ chân trắng rộng rãi ở các đia phương.
Đến cuối năm 2008 tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 13.455 héc ta, năng suất nuôi trung bình đạt gần 3 tấn/héc ta. Đến hết tháng 11-2013, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đạt gần 64.000 héc ta, năng suất trung bình đạt gần 3,8 tấn/héc ta.
Related news
Đầu mùa vải năm nay, do quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc xấu đi, có thời điểm xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều rất khó khăn. Nhưng không ngờ, chính từ chỗ khó, với những nỗ lực tìm kiếm thị trường mới, Bắc Giang và Hải Dương đã có một vụ mùa bội thu.
Giá cá tra nguyên liệu 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn so với năm 2013 ở mức từ 650 – 4.050 đồng/kg (mức tăng từ 3,2% - 18,7%). Mức cao nhất tập trung vào giữa tháng 3 và tháng 4. Giá cá nguyên liệu năm 2014 cao hơn năm 2013 do cơ cấu trong chi phí giá thành sản xuất tăng lên như thức ăn, con giống, thuốc thủy sản và các chi phí khác có liên quan.
Do đó, Bộ Công thương đã có công văn yêu cầu Sở Công thương các tỉnh, thành phố chỉ đạo chi cục quản lý thị trường phối hợp các lực lượng chức năng trên địa bàn tiến hành điều tra, xác minh qua các khâu, cho đến đối tượng đầu tiên cung cấp hàng hóa; xử lý nghiêm tận gốc các hành vi vi phạm.
Tại TP.HCM, giá hành tím hiện khoảng 30.000 đồng/kg, giảm gần một nửa so với đầu vụ (giá 50.000-60.000 đồng/kg). Trong khi đó, gừng đang ở mức giá cao 90.000-110.000 đồng/kg. Các tiểu thương cho biết giá gừng cao là do cuối mùa nên nguồn cung ít.
Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang trong tâm trạng chờ đợi, hy vọng chính sách mới. Thị trường vẫn chưa hết khó, trong khi nợ nần, thiếu vốn đang dồn ép nghề nuôi cá. Họ kỳ vọng Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, sẽ sớm chấn chỉnh, vực dậy ngành hàng cá tra.