Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vải Thiều Trung Quốc Thâm Nhập Vùng Biên Lạng Sơn?

Vải Thiều Trung Quốc Thâm Nhập Vùng Biên Lạng Sơn?
Publish date: Monday. June 30th, 2014

Theo cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn cho biết, đang tiến hành làm rõ thông tin vải ngoại có nguồn gốc từ Trung Quốc thâm nhập vùng biên vào tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng vải thiều nội địa xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường.

Gần đây, tại khu vực Cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng - Lạng Sơn) xuất hiện thông tin người dân địa phương tiêu thụ và sử dụng một loại vải thiều lạ, không rõ nguồn gốc.

Loại vải này quả mọng, to và đều được bán nhiều ở khu vực chợ biên giới như: Tân Thanh, Đồng Đăng (huyện Cao Lộc). Có những ngày số lượng vải “lạ” trên được tiêu thụ lên tới gần chục tấn.

Theo đó, nguồn gốc của loại vải này được một số người dân sống tại khu vực biên giới “xách tay” từ chợ Pò Chài (Trung Quốc) về bán tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh.

Do hình thức đẹp nên có rất nhiều người tới mua mặc dù giá cao gần gấp đôi so với vải nội địa. Thường một cân vải “Tàu” có giá từ khoảng 25 nghìn đồng.

Khi ăn, loại vải thiều này có vị ngọt rất khác lạ và đậm sắc hơn vải có nguồn gốc từ Lục Ngạn, Bắc Giang hoặc Hải Dương.

Khoảng một tháng trước, một lô vải thiều số lượng lớn được nhập từ bên kia biên giới đưa vào Việt Nam tiêu thụ. Thời gian sau đó, vải Trung Quốc thưa dần, có những ngày hầu như không có một cân vải đưa vào Việt Nam.

Tuy nhiên, có người lại cho rằng không hề có chuyện vải thiều Trung Quốc tuồn vào Việt Nam, vì năm nào nước ta cũng ồ ạt xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường chính là Trung Quốc. Bởi nhu cầu về mặt hàng này trong nước chưa đủ đáp ứng nên Trung Quốc mới tiến hành nhập khẩu.

Nếu có là do tình trạng “quay vòng của sản phẩm”, thương lái Trung Quốc thường chọn lựa rất kỹ, mua những quả vải to và đều nên khi sang đến Trung Quốc, có những quả bị dập, thâm đen trong quá trình vận chuyển sẽ bị loại bỏ. Do đó, nhiều người lại mua và đưa trở lại Việt Nam tiêu thụ.

Trao đổi với PV, ông Vũ Hồng Thủy - Giám đốc Sở Công thương Lạng Sơn cho biết, thường thì vải thiều Trung Quốc chín sớm hơn vải nước ta nên họ đã thu hoạch cách đây khoảng 1 tháng. Những khu vực trồng vải như đảo Hải Nam và vùng Quảng Đông, Quảng Tây đều đã thu hoạch xong.

Nếu so về hình thức thì vải thiều Trung Quốc trông đẹp mắt hơn nhưng chất lượng và giá cả kém hơn rất nhiều so với sản phẩm nội địa. Trong tiền lệ, từ trước đến nay chưa bao giờ có vải thiều Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam.

Vải thiều Trung Quốc thâm nhập vùng biên Lạng Sơn?

Ông Thuỷ khẳng định, sẽ tiến hành kiểm tra lại để làm rõ thực hư việc có hay không có vải thiều Trung Quốc thâm nhập vùng biên, tuồn vào nội địa. “Vải Trung Quốc năm nay chín sớm trong khi sản phẩm trong nước chưa ra tới thị trường nên việc trao đổi sản phẩm của cư dân giữa hai nước có thể diễn ra, đó là điều hết sức bình thường. Việc buôn bán này hoàn toàn có thể nhưng số lượng vải tuồn sang không đáng kể” - ông Tùng lý giải.

Bà Đặng Thị Ngân - Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Tân Thanh, Lạng Sơn cho biết: hàng ngày chúng tôi vẫn làm việc bình thường tại khu vực Cửa khẩu Tân Thanh nhưng chưa hề ghi nhận được thông tin có vải Trung Quốc xuất hiện.

Hiện nay, cửa khẩu vẫn đang làm thủ tục xuất khẩu cho hàng nghìn tấn vải tiêu thụ sang Trung Quốc, do đó khả năng vải Trung Quốc đem sang Việt Nam tiêu thụ là hầu như không có.

“Hiện tại, mỗi ngày Cửa khẩu Tân Thanh xuất khoảng vài trăm tấn vải thiều sang Trung Quốc, tương đương với số lượng khoảng 30 - 50 xe. Cửa khẩu Cốc Nam mỗi ngày làm thủ tục cho khoảng trên 100 xe/ ngày với khối lượng gần 2.000 tấn vải. Sản phẩm vải trong nước đang ế ẩm như vậy thì việc đưa vải Trung Quốc theo đường tiểu ngạch sang Việt Nam tiêu thụ có vẻ rất vô lý” - bà Ngân cho hay.

Cũng theo bà Ngân, từ trước đến nay, chưa bao giờ có chuyện quả vải Trung Quốc xuất hiện trên thị trường Lạng Sơn cũng như tại Việt Nam. Do đó, bà con tại những vùng trồng vải có thể yên tâm vì hoạt động giao thương buôn bán vải vẫn diễn ra hết sức bình thường sang bên kia cửa khẩu.


Related news

Gỡ Khó Cho Rau Quả Xuất Khẩu Gỡ Khó Cho Rau Quả Xuất Khẩu

Tuy nhiên, giao thương được nhắc đến ở đây phải là chính ngạch chứ không phải tiểu ngạch. Vì vậy, XK hàng qua đường chính ngạch cũng là một giải pháp các DN nên tính đến.

Friday. May 30th, 2014
Chanh Rớt Giá Mạnh Chanh Rớt Giá Mạnh

Ông Nguyễn Minh Tuấn - phó Phòng NN&PTNT huyện Giồng Trôm, Bến Tre - cho biết thị trường tiêu thụ chanh từ trước đến nay đều phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nhưng gần đây Trung Quốc ngưng tiêu thụ chanh nên giá giảm.

Friday. May 30th, 2014
Ép Giá Nông Dân, Cá Tra Việt Nam Thấm Đòn Kiện Tụng Ép Giá Nông Dân, Cá Tra Việt Nam Thấm Đòn Kiện Tụng

Các doanh nghiệp chế biến,xuất khẩu cá tra cạnh tranh không lành mạnh chào bán giá thấp rồi quay lại ép giá mua cá của người dân để chế biến có lời.

Friday. May 30th, 2014
Một Số Định Hướng Về Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Một Số Định Hướng Về Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

Ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Sau đó, Bộ Nông nghiệp-PTNT cũng đã ban hành chương trình hành động thực hiện đề án này của Chính phủ, đồng thời chỉ đạo các tỉnh, thành phố ban hành chương trình hành động thực hiện. Hiện nay, ngành Nông nghiệp cũng đã có một số định hướng để tiến hành tái cơ cấu.

Friday. May 30th, 2014
Thành Phố Hồ Chí Minh Hướng Dẫn Nông Dân Nuôi Lươn Nước Sạch Thành Phố Hồ Chí Minh Hướng Dẫn Nông Dân Nuôi Lươn Nước Sạch

Tham gia tập huấn, các học viên đã được giảng viên Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh hướng dẫn quy cách hồ nuôi, mật độ số lượng lươn nuôi/m2, tiêu chuẩn đạm trong thức ăn cho lươn, thay nước sau khi cho lươn ăn, phương pháp cho lươn sinh sản đạt hiệu quả… một số dịch bệnh thường gặp ở lươn và phương pháp điều trị...

Friday. May 30th, 2014