Vải Lục Ngạn Tìm Đường Sang Nhật

Nhằm tránh phụ thuộc Trung Quốc, nông dân xã Hồng Giang (huyện Lục Ngan) đang thử nghiệm xuất khẩu vải sang Nhật - một thị trường khó tính nhưng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho loại đặc sản này.
Vải Lục Ngạn (Bắc Giang) là đặc sản có tiếng, tuy nhiên ngoài việc tiêu thụ trong nước, loại quả này lâu chỉ có Trung Quốc là thị trường chính. Năm nay thời tiết thuận lợi nên năng suất tốt, nhưng đi kèm với đó là nỗi lo được mùa mất giá.
Để tránh tình trạng này, đồng thời mở ra cơ hội mới cho quả vải, xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn) phối hợp cùng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp thí điểm khoảng 10 tấn vải làm theo đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm để chào hàng sang Nhật Bản.
Ông Bùi Huy Tình, Chủ tịch UBND xã Hồng Giang nói: "Nếu thành công, sang năm sẽ hướng dẫn cho người dân ngay từ đầu năm. Chúng tôi đang có hướng đưa quả vải sang nước thứ 3 nhằm bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đây là một cơ hội". Ông cho biết thêm đã có khách hàng Nhật Bản tới đây ăn thử và tỏ ra thích vải.
"Ban đầu quy trình kiểm tra có thể ngặt nghèo bởi Nhật là một thị trường rất khó tính, nhưng khi thành công rồi thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn", ông Tình nhận định. Nếu được chấp nhận vào thị trường này, cơ hội sẽ mở ra cho vải ở Hồng Giang nói riêng và quả vải Việt Nam nói chung.
Không chỉ dừng ở thị trường Nhật Bản, đại diện người dân trồng vải còn đặt kỳ vọng đưa đặc sản của địa phương sang các quốc gia khác như Hàn Quốc, Australia hay khu vực Tây Âu. "Mỹ là niềm mơ ước và cần cả một quá trình dài hạn với sự giúp đỡ, đầu tư từ các cấp cao hơn", ông chia sẻ.
Không chỉ vải mà nhiều giống nông sản khác của Việt Nam cũng đang tìm đường sang nhiều quốc gia khác nhau để tránh phụ vào Trung Quốc, thị trường lớn nhất của rau quả xuất khẩu Việt Nam (chiếm hơn 32% thị phần). Hồi cuối tháng 5, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất được cấp phép xuất khẩu quả thanh long sang New Zealand. Hiện loại quả này của Việt Nam đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới.
Related news

Gần 10 năm qua, đời sống của người dân thôn Riễu, xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) đang ngày một khấm khá hơn từ nghề trồng hoa lay ơn. Thôn Riễu từ lâu đã có nghề trồng hoa cung cấp cho TP Bắc Giang, các huyện lân cận và một số tỉnh ngoài. Những năm trước khi chưa có cây hoa lay ơn, người dân chỉ trồng lúa, rau màu và một số loài hoa như cúc, violet nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi có một số hộ trong thôn đem giống hoa lay ơn về trồng thì diện tích trồng hoa ngày càng được mở rộng.

Năm 2013, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình đã xây dựng đề án mô hình thâm canh cá rô phi NOGIP IV tại các vùng chuyển đổi của xã Thụy Thanh (huyện Thái Thụy), xã Phú Xuân (thành Phố Thái Bình), xã Quỳnh Trang (huyện Quỳnh Phụ) và xã Tây Tiến (huyện Tiền Hải).

Ngày 19.11, tại hội trường Quốc hội, nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT xung quanh tình trạng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Tại Quảng Nam, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên lĩnh vực này cũng khá phổ biến, khi công tác quản lý nhà nước còn nhiều lỗ hổng.

Phong trào nuôi động vật rừng được nhiều nông dân quan tâm. Nó không chỉ tạo ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế mà còn là giải pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm.

Tại hội thảo “Tổng kết dự án sau thu hoạch lúa gạo ADB-IRRI-Việt Nam”, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh - Điều phối viên dự án đánh giá: Công nghệ sấy lúa vùng ĐBSCL ngày càng phát triển về quy mô và tiến bộ, từ lò sấy lúa vĩ ngang, nay nông dân thay thế dần lò sấy tầng.