Ươm Rau Màu Lãi Gần 1 Triệu/ngày
Sản lượng tiêu thụ rau màu giống tăng từ 20 - 30% so với năm trước nhưng giá vẫn giữ ở mức ổn định. Sau khi trừ các khoảng chi phí, ông Sang thu lãi gần 1 triệu đồng/ngày.
Bình quân mỗi ngày cơ sở của ông Nguyễn Phước Sang ở khu vực Tân Phước 1, phường Thuận Hưng (Thốt Nốt, Cần Thơ) xuất bán khoảng 10.000 cây rau màu các loại.
Ông Sang cho biết, sản lượng tiêu thụ năm nay tăng từ 20 - 30% so với năm trước nhưng giá vẫn giữ ở mức ổn định. Cụ thể là cải làm dưa 100 đ/bầu; ớt, cải bông 300 đ/bầu; cải bắp 400 đồng/bầu; bầu, bí 500 đ/bầu…Sau khi trừ các khoảng chi phí thu lãi gần 1 triệu đồng/ngày.
Theo ông Sang, gia đình ông có 4 người làm nghề ươm rau màu giống để bán cho cả vùng ĐBSCL. Lúc cao điểm vào đầu mùa mưa, phải thuê thêm 10 nhân công làm ngày đêm cả mấy tháng nhưng không đủ để bán cho đơn đặt hàng trong và ngoài tỉnh.
Được biết, rau màu giống rất dễ ươm, chi phí đầu tư thấp, thời gian ươm ngắn và có thể SX quanh năm đã đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ ở Thuận Hưng.
Related news
Trả lời phỏng vấn của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) và là Chủ tịch Công ty cổ phần Hùng Vương, đã đề cập đến cách mà các doanh nghiệp sẽ vượt khó, những thách thức cũng như triển vọng kinh doanh cho ngành này năm 2014.
Năm 2013, nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã dành phần lớn thanh khoản cho ngư dân vay vốn. Với lãi suất ưu đãi cùng những thủ tục nhanh gọn, hàng trăm ngư dân trong tỉnh đã mạnh dạn đóng mới tàu thuyền công suất lớn để vươn khơi bám biển
Năm 2013 đánh dấu bước phát triển nổi bật của thủy sản Hải Phòng. Lần đầu tại Hải Phòng, Viện nghiên cứu hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cho sinh sản nhân tạo thành công giống bào ngư tại trại sản xuất giống ở huyện đảo Bạch Long Vỹ.
Hiện nay, gia đình anh Thảo đã có 105 ha rừng, tạo việc làm thường xuyên cho 25 lao động, vào thời điểm khai thác có tới 40 - 50 người làm.
Xuân Sơn là địa phương có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp khó khăn nhất trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Nguyên nhân là ở đây địa hình đồi núi nhiều, chất đất và khí hậu không thật sự thuận lợi. Trong những năm qua, bà con nông dân chỉ có thể phát triển được cây mía, cây keo hoặc chuối.