Giống Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Tra
Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi nhằm đa dạng hóa sản phẩm nông sản, cải tạo chất lượng giống là giải pháp then chốt để hiệu quả sản xuất tăng lên. Trung Tâm giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng là đơn vị góp phần cải tạo chất lượng giống vật nuôi để cung ứng cho như cầu phát triển của địa phương.
Trong đó việc cải tạo giống cá tra là giải pháp giúp người nuôi cá tra xuất khẩu giảm tỉ lệ hao hụt, chất lượng cá thương phẩm được cải tiến, thời gian nuôi ngắn hơn, góp phần đối phó trước tình hình giá cá tra thương phẩm không ổn định.
Nhiều năm liền, nghề nuôi cá tra xuất khẩu không chỉ đối mặt với giá đầu ra mà còn đối phó với chất lượng giống. Ở những năm trước 2008, nghề nuôi cá tra thịnh hành đã xảy ra tình trạng khan hiếm giống, nghề làm giống cá tra đã đưa ra thị trường số lượng rất lớn giống cá tra thoái hóa, chất lượng thịt phi lê mỏng, thời gian nuôi kéo dài, tỉ lệ hao hụt cao.
Từ năm 2012 đến nay, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đã chuyển giao cho các tỉnh đàn giống bố mẹ chất lượng cao để giúp người nuôi thành công hơn, chi phí đầu vào thấp, chất lượng cá thương phẩm tốt hơn.
Tại Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng đã được chuyển giao đàn giống bố mẹ chất lượng cao từ năm 2012 và tỉ lệ nhân đàn khá lớn tại Trung Tâm và chuyển giao nuôi thực nghiệm thành công ở các huyện như: Kế Sách, Long Phú. Hiện nay Trung Tâm chuẩn bị tiếp nhận 200 cặp cá giống bố mẹ chất lượng cao từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, để từng bước loại trừ giống cá tra thoái hóa mà người nuôi vẫn còn duy trì do giá rẻ.
Thực tế cho thấy cá giống thoái hóa, tỉ lệ hao hụt trên 18%, dễ nhiễm bệnh, thời gian nuôi kéo dài, tỉ lệ thịt phi lê thấp nên rất khó cạnh tranh trong thời điểm giá cá thương phẩm thấp.
Kỹ sư Trương Hán Kiểu, Cán bộ Trung Tâm giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng cho biết “Hiện nay nguồn tiêu thụ sản phẩm cá tra chủ yếu là xuất khẩu, các nhà nhập khẩu sản phẩm cá tra ngày càng đòi hỏi khắc khe hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm và dư lượng kháng sinh trong sản phẩm và để đáp ứng những yêu cầu trên thì cần phát triển nghề nuôi cá tra theo hướng an toàn sinh học, trong quá trình nuôi hạn chế sử dụng kháng sinh mà chủ yếu là sử dụng chế phẩm sinh học để làm sạch môi trường nuôi”
Kỹ thuật chăm sóc cá tra từ giai đoạn giống đến cá thương phẩm người nuôi cần quan tâm đến các yêu cầu kỹ thuật cần thiết để tỉ lệ giống đạt số lượng và khả năng phát triển nhanh.
Kỹ sư Trương Hán Kiều lưu ý đến bà con một số kỹ thuật cơ bản: Trong quá trình nuôi bà con cũng cần chú ý đến khâu chọn giống để thả nuôi, nên chọn mua con giống ở những cơ sở có uy tính, đàn giống có nguồn gốc rõ ràng tốt nhất là những đàn giống từ nguồn bố mẹ đã được chọn lọc di truyền có chất lượng tốt, cá thả nuôi có kích cỡ đồng đều, chiều dài thân từ 10 - 12cm, màu sắc sáng và không bị dị tật, khi thả giống nên thả vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, lúc thả cá nên thả từ từ nhẹ nhàng cho cá thích nghi với môi trường mới, tránh làm gây sốc cá, mật độ thả nuôi từ 40 - 60 con/m2.
Thức ăn sử dụng trong khi nuôi cũng phải chú ý đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn không bị nấm mốc, không chứa các chất cấm sử dụng theo quy định, nên chọn mua thức ăn có uy tính trên thị trường, có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, nhằm giảm chi phí đầu vào.
Cho cá ăn 2 lần /ngày (vào buổi sáng sớm và chiều mát). Cần cho cá ăn đúng giờ và điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày theo sức ăn của cá và sự thay đổi của thời tiết, thường xuyên bổ sung thêm vitamin C và men tiêu hóa giúp cá tiêu hóa và hấp thu tốt chất dinh dưỡng.
Chuyển đổi giống cá tra chất lượng cao do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II chuyển giao, trên cơ sở chọn lọc di truyền để hạn chế thấp nhất bệnh hại, cá lớn nhanh, ít hao hụt giúp người nuôi thành công hơn.
Cụ thể đối với giống mới có sức tăng trưởng nhanh hơn khoảng 20% và tỉ lệ thịt phi lê cao hơn khoảng 5% so với giống cá cũ, thoái hóa. Hiện nay Viện nghiên cứu đã thành công trong việc nuôi thực nghiệm để chuyển giao kỹ thuật cho người nuôi trong thời gian tới.
Người nuôi cá tra phải đối mặt trước nhiều khó khăn về khả năng cạnh tranh, đặc biệt là giảm chi phí đầu vào. Giải pháp về giống cá tra, kỹ thuật nuôi mới là hướng đi rất thuận lợi cho nông dân trong thời điểm khó khăn hiện nay.
Sóc Trăng là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi cá tra xuất khẩu, nông dân cũng tích lũy nhiều kinh nghiệm nuôi thâm canh, con giống được cải thiện, tới đây ngành chuyên môn tiếp tục triển khai kỹ thuật nuôi tiên tiến hơn để nghề nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh sớm được khôi phục.
Bộ NN&PTNT cũng đang triển khai nhiều biện pháp quản lý, quy trình nuôi đến việc điều chỉnh xuất nhập khẩu để nghề nuôi cá tra có cơ hội phát triển mạnh ở Sóc Trăng và khu vực theo hướng an toàn, bền vững hơn.
Related news
Theo Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Hoài Ân, sau 5 năm thực hiện (2011-2015), huyện Hoài Ân đã huy động nguồn kinh phí trên 240 tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn.
Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam có kế hoạch mở rộng hệ thống bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng thay vì chỉ tập trung bán sản phẩm qua các nhà phân phối như lâu nay.
Cũng chừng thời gian này năm ngoái, giá cà phê trên các thị trường tăng mạnh. Mấy ngày qua, giá lại sôi nổi không kém dù ở đỉnh thấp hơn năm ngoái. Có gì xảy ra? Phản ứng thế nào với thị trường như thế này?
Tính đến ngày 26-9-2015, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cả nước đã ký được hợp đồng xuất khẩu đạt 721.200 tấn sản phẩm các loại, theo Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius).
Sau hơn 4 năm triển khai chương trình bảo hiểm nông nghiệp, chỉ mới có hơn 300.000 hộ trong tổng số hơn 11 triệu hộ tham gia. Theo nhiều chuyên gia hợp tác công tư trong lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp sẽ là phương thức giúp loại hình này phát huy hiệu quả trong thời gian tới.